BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI (Thời gian thực hiện: 4/2011-6/ 2012)

Similar documents
Thực hành phân tích số liệu với phần mềm SPSS

Taking Medicines Safely

CÁC DẤU ẤN VIÊM GAN A, B, C và E Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHẬT TÂN

ĐIỂM TIN TỪ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỦA HỘI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HOA KỲ 2016 (ADA 2016, New Orleans)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH TRONG PHẪU THUẬT VÉT HẠCH CHỦ BỤNG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ CỔ TỬ CUNG GIAI ĐOẠN FIGO IB - IIA TẠI BỆNH VIỆN K

Đo Độ Hấp Thụ Chất Phóng Xạ và Rọi Hình Tuyến Giáp Làm thế nào để chuẩn bị

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PROGESTERON TẠI NGÀY TIÊM hcg ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỘ KIT NANOQUANT REAL-TIME HCV TRONG ĐỊNH LƯỢNG RNA VIRUS VIÊM GAN C BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME RT-PCR

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TOCILIZUMAB (ACTEMRA) Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Receiving Blood Transfusions

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VÀ HẤP THU CHÌ Pb, Zn CỦA DƯƠNG XỈ PTERIS VITTATA L.

Glaucoma. optic nerve. back of eye

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP NONG VÒI TỬ CUNG TẮC ĐOẠN GẦN QUA SOI BUỒNG TỬ CUNG KẾT HỢP VỚI NỘI SOI Ổ BỤNG

Buồng trứng: Estradiol và Progesterone Estradiol: nang noãn Progesterone: hoàng thể

TỶ LỆ VIÊM GAN SIÊU VI B VÀ HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ ANTI-HBs Ở TRẺ 1-6 TUỔI ĐÃ ĐƯỢC TIÊM CHỦNG VẮC XIN VIÊM GAN B Huỳnh Minh Hoàn-Sở Y tế Đồng Nai, Hà Văn

S. Duong-Quy, T. Hua-Huy, M. Raffard, J.P. Homasson, A.T. Dinh-Xuan

Ung Thư Thanh Quản Hiểu biết rõ chẩn đoán của quý vị

Cholesterol. There are 3 main types of fats in your blood:

CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ. GS.TS. Ngô Quý Châu Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Giám đốc Trung tâm Hô hấp

Stress Test of the Heart

GIÁ TRỊ CỦA LIQUI-PREP TRONG TẦM SOÁT UNG THƯCỔ TỬ CUNG

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ T3, T4 VÀ TSH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ

International SOS Vietnam ANNUAL HEALTH CHECK PROGRAM CH NG TRÌNH KHÁM S C KH E Đ NH KỲ HÀNG NĂM

SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI TRÀNG PHẢI VÀ ĐẠI TRÀNG TRÁI DO UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Bàn Luận về Rosiglitazone (Avandia)

Influenza A (H1N1) Fact Sheet Thông Tin Về Bệnh Cúm A (H1N1)

XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI VITAMIN C, XITRAT VÀ OXALAT TRONG NƯỚC TIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG HỌC TRẮC QUANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ DỰA VÀO THEO DÕI OXY TỔ CHỨC NÃO TRONG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG

GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN HELICOBACTER PYLORI BẰNG PHƯƠNG PHÁP MULTIPLEX PCR SO VỚI CLO TEST VÀ HUYẾT THANH

XỬ TRÍ BÁNG BỤNG KHÁNG TRỊ PGS.TS.BS. BÙI HỮU HOÀNG BS NGUYỄN ĐÌNH CHƯƠNG

How to Quit Smoking. Getting Ready to Quit

RỬA PHẾ QUẢN PHẾ NANG QUA NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM TRONG VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM

BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 VIỆN TIM MẠCH ST CHÊNH LÊN TRONG CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH

Lợi ích cấy một máy. tương thích MRI so với. một máy kinh điển. Choices today, access tomorrow. Chọn lựa hôm nay, chụp được ngày mai

APPLICATION OF PEPSIN TO INTEGRATE DEPROTEINIZATION AND DEMINERALIZATION - SAVING TIME AND CHEMICALS IN CHITIN PRODUCTION

Suremeal 8815 Fairbanks N. Houston Road Houston, TX MANUFACTURED AT REGISTERED FACILITY

Đơn trị liệu trong điều trị ĐTĐ típ 2

CẬP NHẬT VỀ XỬ TRÍ SỐC NHIỄM KHUẨN. TS. Nguyễn Văn Chi Khoa cấp cứu A9 bệnh viện Bạch Mai

ĐẶT VẤN ĐỀ * Những đóng góp mới của luận án: NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương bệnh Viêm khớp tự phát thiếu niên

XÁC ĐỊNH TÍNH ĐA HÌNH THÁI ĐƠN PRO47SER GEN P53 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ GEN

TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THƠM, NĂNG SUẤT CAO PHẨM CHẤT TỐT TỪ TỔ HỢP LAI TP9 X TP5

THÔNG KHÍ NHÂN TẠO CHO BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP. Ths. Nguyễn Đăng Tuân Khoa HSTC BV Bạch Mai

TRƯƠ NG ĐH Y DƯƠ C CẦN THƠ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BM DI CH TÊ HO C BS. TRẦN NGUYỄN DU

WB Review (Prior/ Post) Date of Draft BD to WB Ngày nộp Hồ sơ mời thầu cho WB. Type of Contract. WB's xem xét (Prior/Trước / Hình thức hợp đồng

Điều trị DAAs và nguy cơ phát triển HCC trên BN nhiễm HCV

Gall Bladder Removal Surgery

Viral Hepatitis. Signs

Về bệnh ung thư vú. About breast cancer. Vietnamese English

Rọi MRI Khi Trực Tràng Hoạt Động Việc này sẽ diễn tiến ra sao và làm thế nào để chuẩn bị

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG, ĐỘ MẶN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA ISOCHRYSIS GALBANA PARKER VÀ THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG AXIT BÉO CỦA NÓ

Chứng Ù Tai. Hướng Dẫn Bệnh Nhân. Có Thắc Mắc? Tiếng chuông reo trong tai. Nếu Quý Vị Bị Chứng Ù Tai. Tran 8. UWMC Khoa Tai Họng. Tinnitus Vietnamese

Số:291/TMHH-HN TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 7 năm 2018 THÔNG BÁO SỐ 2. Kính gửi: - Quý bệnh viện; - Quý đồng nghiệp;

2 Cục Phòng, chống HIV/AIDS; 3 Tổ chức Sức khỏe Gia ñình Quốc tế

THAM LUẬN CHỌN LỰA ĐẠI PHÂN TỬ XỬ TRÍ SỐC SOÁT XUAÁT HUYEÁT DENGUE. BSCKII. NGUYỄN MINH TiẾN BV NHI ÑOÀNG I

BẢN XIN GÓP Ý ĐƠN VỊ CHÍNH TÁ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG VIỆT: CHỮ QUỐC NGỮ, HỆ LATINH, CHỮ NÔM, HỆ BIỂU Ý, VÀ UNICODE/ISO IEC 10646

CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN DO VI KHUẨN GRAM DƯƠNG. TS. BS. Lê Đức Nhân Bệnh Viện Đà Nẵng

SÀNG LỌC VÀ XỬ TRÍ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CHO BỆNH NHÂN THA Ở TUYẾN CƠ SỞ

1. Mục tiêu nghiên cứu

Những Điều Nên Và Không Nên Làm Khi Đau Lưng Dưới

(Kappaphycus alvarezii) NUÔI TRỒNG TẠI CAM RANH, KHÁNH HÒA

KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Chlorella SP. TRONG ĐIỀU KIỆN DỊ DƯỠNG

NHỮNG BIẾN ĐỔI BẤT THƯỜNG CỦA ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ MEN TIM TRÊN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT KHOANG DƯỚI NHỆN

ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CHO NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP Ở TUYẾN CƠ SỞ

KHOÁ ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN ĐIỀU TRỊ CAI THUỐC LÁ BẰNG THUỐC

Hysterectomy. Fallopian Tube. Uterus. Ovary. Cervix. Vagina. Labia

Vaginal Infection. Signs. Types of Vaginal Infection

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIỂU HIỆN TIM VỚI MỤC TIÊU THEO KHUYẾN CÁO ESC-EASD Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP

Press on «Solvay Vietnam Days» 19 & 20/1/2016

Chiến lược sử dụng kháng sinh và chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện. PGS.TS.Trần Quang Bính

Sofosbuvir/Ledipasvir + RBV ở BN bị xơ gan mất bù

KHUYẾN CÁO VỀ LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG TIM BẰNG SIÊU ÂM Ở NGƯỜI LỚN TRƯỞNG THÀNH Cập nhật từ Hội siêu âm tim Hoa Kỳ và Hội hình ảnh tim mạch Châu Âu

CHẤN ĐOÁN BẰNG PHƢƠNG PHÁP SIÊU ÂM DUPLEX (INCIDENCE OF DEEP VEIN THROMBOSIS, DIAGNOSED BY DUPLEX ULTRASOUND IN MEDICAL DEPARTMENTS)

Nicotin & Thuốc lá: Những nguy cơ

Dinh dưỡng qua đường ruột như là một lựa chọn điều trị cho bệnh Crohn: Chỉ có ở trẻ em?

SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ MÀNG BỤNG

CA C HƠ P CHÂ T PRENYL FLAVONOID TƯ RỄ CÂY DÂU TẰM MORUS ALBA L. (MORACEAE)

Kiểm Soát Ðau Ðớn. Giáo Dục Bệnh Nhân. Thắc Mắc? Húớng Dẫn cho Bệnh Nhân

PGS.TS Cao Phi Phong

Hiểu đúng AR, RR, và NNT

Pandemic Flu: What it is and How to Prepare

SINH BỆNH HỌC HEN PHẾ QUẢN

Phòng bệnh vẫn hơn. Maryland Asian American Cancer Program. Cứ 10. Á lại có 1 người bị viêm gan B

1 Phần A: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

Sử dụng Surfactant trong Hội chứng suy hô hấp và các r i loạn khác

SỬ DỤNG HỢP LÝ COLISTIN TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO VI KHUẨN GRAM ÂM ĐA KHÁNG TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG: CẬP NHẬT THÔNG TIN NĂM 2016

và thiếu niên ở các quốc gia đang phát triển

Monitoring huyết động cho. GS.TS Nguyễn Quốc Kính Trung tâm Gây mê & Hồi sức ngoại khoa Bệnh viện Việt Đức

TẦM SOÁT - CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH BỆNH THALASSEMIA. TS. BS. NGUYỄN KHẮC HÂN HOAN Trưởng Khoa XN Di truyền Y học Bệnh viện Từ Dũ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN NATIONAL HIV/AIDS RESEARCH AGENDA

Phần A: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

OEM-ODM Dietary Supplement

MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ VỊ TRÍ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Điêu Thanh Hùng Trung tâm Tim mạch An giang

QCVN 11-3:2012/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DINH DƢỠNG CÔNG THỨC VỚI MỤC ĐÍCH ĂN BỔ SUNG CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE:

Tài liệu dành cho Nhân viên Y tế VN/SAL/0009/18, CCNB 22/06/2018. không sao chép

BÀO CHẾ VÀ THỬ NGHIỆM In vitro LIPOSOME METFORMIN

NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris) TRÊN GIÁ THỂ TỔNG HỢP VÀ NHỘNG TẰM

Home Care after Total Joint Replacement

Thựchànhđiềutrị Helicobacter Pylori (H.P) BS. TS. Vũ Trường Khanh Phó trưởng khoa Tiêu hóa bệnh việnbạch Mai

Transcription:

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI (Thời gian thực hiện: 4/2011-6/ 2012) ------ 8 ----- TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DIỄN BIẾN CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM CHOLESTEROL VÀ LDL - CHOLESTEROL TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG LIPID HUYẾT SỬ DỤNG THẢO DƯỢC METHI NHẰM THĂM DÒ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID HUYẾT TS BS Vũ Quang Huy và CS Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, Trung tâm XN HCS, Thảo dược thế giới TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu diễn biến chỉ số Cholesterol và LDL-Cholesterol trên bệnh nhân tăng lipid huyết sử dụng thảo dược methi qua đó thăm dò tác dụng điều trị tăng lipid huyết của methi. Đối tượng: 109 bệnh nhân tăng lipid huyết, chia 2 nhóm theo nồng độ Cholesterol: nhóm 1: 6,20-7,50 mmol/l (240-290 mg/ dl): 62 người; nhóm 2 7,50 mmol/l (290 mg/ dl): 47 người. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang; định lượng Cholesterol và LDL-CHO. Kết quả: Cholesterol sau dùng so với trước dùng Methi giảm có ý nghĩa; mức giảm sau dùng Methi 1 và 3 tháng trên nhóm 1 và 2 lần lượt là 3,52: 12,77 và 8,37 và 16,94 %, (p<0,5%); Chỉ số LDL-CHO sau dùng so với trước dùng Methi giảm có ý nghĩa. Mức giảm sau dùng Methi 1 và 3 tháng trên nhóm 1 và 2 lần lượt là 1,22; 9,21 và 8,73; 19,65 % (có ý nghĩa sau 3 tháng với p<0,5%). Đặc biệt methi giúp giảm chỉ số Cholesterol và LDL-Cho >30% trên 12 và 16 người (ở tỷ lệ lần lượt là 11 và 14,7%); Số người có mức cholesterol và LDL-CHO về bình thường sau 3 tháng lần lượt là 17 và 31 người (tỷ lệ 16 và 28,4%); Tuy nhiên, số người sừ dụng methi 3 tháng chưa hiệu quả, Cholesterol và LDL-CHO không giảm hoặc tăng>10% lần lượt là 4 và 11 người (tỷ lệ 3,7 và 10,1%). Kết luận: thăm dò sơ bộ bước đầu gợi ý Methi có thể góp phần làm giảm Cholesterol và LDL-CHO ở bệnh nhân tăng lipid huyết; Gợi ý cho những nghiên cứu lớn hơn cứu tiếp theo tìm hiểu những nhóm đối tượng, bệnh lý, yếu tố kết hợp nào methi có thể có hiệu quả tốt; và những nhóm nào ít hay không hiệu quả trong việc điều trị tăng lipid huyết. Từ khóa: Methi (Fenugreek), Rối loạn tăng lipid huyết, Cholesterol toàn phần và LDL- Cholesterol (Low Density Lipoprotein - Cholesterol). SUMMARY Objectives: Investigate changing laboratory indicators of hyperlipidemic patients using herbal methi to evaluate the therapeutic effect of methi. Subjects: 109 patients of hyperlipidemic. Methods: cross-sectional descriptive; determine Cholesterol total and LDL- Cholesterol. Results: serum Cholesterol as compared to before using Methi significantly reduced. Methi reduction after 1 and 3 months using in the group 1 and 2 respectively are 3.52: 12.77 và 8.37 và 16.94 % (p <0.5%); LDL- Cholesterol level as compared to before using Methi significantly reduced, reducing HbA1C level after 1 and 3 months Methi used on groups 1 and 2 respectively are 1.22; 9.21 và 8.73; 19.65 % (p <0.5%). Especially methi reduced Cholesterol and LDL-Cho level >30% in 12 and 16 persons (at a ratio 11 and 14.7%); Methi nomalise cholesterol và LDL-CHO level in 17 and 31 persons (ratio of 16 and 28.4%); A number of 4 and 11 (3.7 and 10.1%) persons who received methi for 3 months but the cholesterol và LDL-CHO level respectively not reduse or even increase 10% Conclusion: The initial suggestion Methi may contribute reducing serum Cholesterol and LDL- Cholesterol in patients with hyperlipidemic. Suggestion for follow-up research in larger groups to investigate 1

conditions, pathology, related factors that methi can be more effective, and vice verse less or not effective in the treatment of hyperlipidemic Key word: Fenugreek, hyperlipidemic, serum Cholesterol total and LDL- Cholesterol, IQC (Internal Quality Control), EQA (External Quality Assessement). National Cholesterol Education Program (NCEP) I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tổng quan tài liệu: Danh pháp: Tên khoa học: Trigonella foenum-graecum thuộc họ thực vật fabacêa; Tên khác: MethiSeed, hạt Methi, bột càri (tiếng Ấn), hay Hồ lô ba (từ gốc Trung dược), hay Fenugreek (tiếng Anh, Pháp) hay Greek Hay, Fenigreek Sơ lược lịch sử: Thảo dược Methi có nguồn gốc từ Địa trung hải và được sử dụng từ lâu làm gia vị thực phẩm, thuốc tại các nước Ấn Độ, Ai Cập, La mã, được y học cổ truyền sử dụng trong nhiều ứng dụng cho các trường hợp khác nhau như: chuyển dạ, trợ giúp tiêu hóa, và như thuốc bổ tổng hợp để tăng chuyển hóa và sức khỏe (2). Đồng thời từ lâu, ở nhiều nước (như Ấn độ, Trung hoa và sau này ở Mỹ, ) nó được biết đến như loại thảo dược đuợc sử dụng làm thuốc trị bệnh trong: tiểu đường, rối lọan mỡ máu; ngoài ra còn trong một số tình trạng khác như chống viêm, sưng, chống ôxy hóa, Nhiều nghiên cứu trên người và động vật cho thấy khả năng có thể làm hạ đường huyết (hypoglycemic) và chống tăng lipid huyết (antihyperlipidemic) (2) Methi và Cholesterol và tác dụng hạ Lipid máu của Methi Sharma RD và cộng sự (CS) đã công bố nhiều nghiên cứu cho thấy Methi có tác dụng hạ Cholesterol toàn phần (TC) và LDL-Cholesterol (LDL-CHO); và cho thấy methin làm hạ đường máu ở bệnh nhân ĐTD typ 1 (8, 11). Các nghiên cứu khác sau đó của Sharma RD cũng cho thấy tác dụng hạ lipid huyết của Methi (9, 10). Tương tự, tác giả Sowmya và CS cũng công bố tác dụng hạ Cholesterol và LDL-CHO, nhưng không thay đổi HDL-CHO, VLDL và Triglycerid (TG) của methi (12). Bordia và CS công bố Methi làm giảm TC và TG, nhưng không thay đổi HDL-CHO trên bệnh nhân bị bệnh động mạch vành cấp (3). Tuy nhiên cần những nhiên cứu lớn hơn trước khi có thể khẳng định những kết quả này Về cơ chế hạ Lipid máu của Methi: Các tác giả Stark A (6), Petit P (5), Al-Habori M (1) và các CS đã công bố nhiều nghiên cứu về cơ chế tác dụng làm giảm triglycerides, cholesterol toàn phần (TC) và LDL-Cholesterol của Methi. Các công trình của Sauvaire Y (7), Varshney IP (14) và Sidhu GS (13) đã chứng minh rằng những hiệu ứng này có thể là do sapogenins, làm tăng tiết cholesterol mật, dẫn đến giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh; tác dụng hạ lipid máu của Methi cũng được cho là có thể do thành phần estrogen, gián tiếp tăng hormon tuyến giáp. Thảo duợc này gần đây đã đuợc một số người bệnh mãn tính nói trên sử dụng ở Việt nam. Nhưng vai trò và hiệu lực, tác dụng của nó thì chưa đuợc hiểu rõ. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm diễn biến chỉ số cholesterol và LDL CHO trên bệnh nhân rối loạn tăng lipid huyết sử dụng hạt methi qua đó thăm dò tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu của hạt methi (Fenugreek). II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: 1. Đối tượng nghiên cứu: là những người đang tự mua và sử dụng methi được giải thích mời tự nguện tham gia dùng methi thăm dò miễn phí bằng Phiếu đăng ký và đồng thuận tham gia (phụ lục 2). 2

109 bệnh nhân có chẩn đoán tăng lipid máu (Phụ lục 1), chia làm 2 nhóm theo nồng độ Cholesterol toàn phần: - Nhóm 1 (N1): có chỉ số Cholesterol thấp, 6,20-7,50 mmol/l (240-290 mg/ dl): 62 người. - Nhóm 2 (N2): có chỉ số Cholesterol cao > 7,50 mmol/l (290 mg/ dl): 47 người. + Sử dụng hạt Methi nguồn gốc tự nhiên, nhập khẩu từ Ấn độ đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo Chứng nhận Tiêu chuẩn sản phẩm số 5530/ 2011/ YT-CNTC ngày 27/ 05/ 2011 của BYT (Phụ lục 3)do Thảodượcthếgiới cung cấp, Liều 20 25 gr/ ngày. Cách dùng: cho vào ấm nước sôi như pha trà hoặc đun sôi từ 3-5 phút, để nguội rồi uống. Có thể ăn cả hạt + Được xét nghiệm Cholesterol toàn phần và LDL-CHO tại các thời điểm: trước khi sử dụng methi; và trong quá trình sau khi sử dụng methi được 1 tháng, 3 tháng. + Phân tích kết quả các xét nghiệm tại các thời điểm, tìm hiểu đặc điểm diễn biến kết quả XN * Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tăng mỡ máu theo Chương trình đào tạo quốc gia về Cholesterol- (National Cholesterol Education Program - NCEP)- Hoa kỳ (15): - Cholesterol 6.20 mmol/l (240 mg/dl), - LDL-C 4.13 (160 mg/dl), - Triglyceride 4.5 mmol/l (400mg/dL). * Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu: Bệnh nhân được xét nghiệm và chẩn đoán là tăng lipid huyết, chưa dùng thuốc điều trị; hoặc có dùng thuốc nhưng ngừng dùng trước nghiên cứu 2 tuần. * Tiêu chuẩn loại trừ: mắc các bệnh nội tiết như Basedow, hội chứng Cushing; Những bệnh nhân không đủ dữ liệu nghiên cứu; Không tuân thủ liều dùng Methi trong quá trình nghiên cứu; không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu: các xét nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Xét nghiệm HCS (Health Care System), 31 Hoàng Quốc Việt, phường Phú Mỹ, Q. 7, tp Hồ Chí Minh với: Thiết bị: hệ thống sinh hóa miễn dịch tự động Cobas 6000 Roche Diagnostic Vật liệu, hóa chất: + Cholesterol: (kit name): CHOL2 (Cholesterol Gen.2), Roche, code: 23806, lot: 652689-01, hạn dùng: 07/2012. + LDL - Cholesterol: (kit name): LDL_C (LDL-Cholesterol plus 2rd generation) - hãng Roche, code: 48724, lot: 644941-01, hạn dùng: 12/2012. - Vật liệu mẫu nội kiểm tra chất lượng (IQC): Lyphochek Assayed Chemistry Control Level 1& 2, Hãng: BIORAD, Control Code: C-315-5, Lot: 14411, Hạn dùng: 30/04/2014. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 2.2.1. Định lượng Cholesterol, LDL-Cholesterol: a) Định lượng Cholesterol: phương pháp đo quang sử dụng men Cholesterol esterase, cholesterol oxidase và peroxidase. b) Định lượng LDL-Cholesterol: phương pháp đo quang đồng nhất sử dụng men (phương pháp định lượng trực tiếp của Denka Seiken). 2.2.. Phương pháp phân tích số liệu: So sánh 2 tỉ lệ biến số bằng phép kiểm Chi bình phương (Chi square), Student test. Khác biệt: có ý nghĩa thống kê nếu p< 0,05; không có ý nghĩa thống kê nếu p 0,05 III. KẾT QUẢ: 1. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM 1.1. Kết quả thực hiện Nội kiểm tra chất lượng 1.1.1. Xét nghiệm Cholesterol toàn phần (Cholesterol): 3

LEVEY JENNING CHOLESTEROL BIORAD LEVEL 1 8.294 + 3SD 8.29 7.656 + 2SD 7.018 + 1SD BIORADLEVEL1 6.38 5.742-1SD Target A MEAN 6.48 6.38 5.104-2SD 4.466 10/1/2011 10/6/2011-3SD 10/11/2011 10/16/2011 10/21/2011 10/26/2011 10/31/2011 11/5/2011 11/10/2011 11/15/2011 11/20/2011 11/25/2011 11/30/2011 12/5/2011 12/10/2011 12/15/2011 12/20/2011 12/25/2011 12/30/2011 DATE Hình 1: Biểu đồ Levey Jenning Kết quả nội kiểm tra Cholesterol tháng 10/2011 đến 03/2012. Nhận xét: hình 1 về kết quả thực hiện nội kiểm tra xét nghiệm Cholesterol cho thấy: kết quả nội kiểm tra XN Cholesterol đều đạt yêu cầu trong giới hạn cho phép chặt chẽ từ - 1SD đến +1SD so với giá trị đích yêu cầu, trong đó phần lớn các kết quả đạt yêu cầu rất cao: giữa 2 đường màu xanh (từ -1SD đến + 1SD). Giá trị đích trung bình gần với giá trị A mean. 1.2. Kết quả thực hiện Ngoại kiểm tra 1/4/2012 1/9/2012 1/14/2012 1/19/2012 1/24/2012 1/29/2012 2/3/2012 2/8/2012 2/13/2012 2/18/2012 2/23/2012 2/28/2012 3/4/2012 3/9/2012 3/14/2012 4.47 Hình 2: Biểu đồ cặp kết quả Ngoại kiểm của Trung tâm xét nghiệm HCS (05.02.2012) tham gia Chương trình Ngoại kiểm hợp tác quốc tế do CDC (Hoa kỳ) tài trợ tại Trung tâm Kiểm chuẩn Chất lượng xét nghiệm y học. Nhận xét: Hình 2 cho thấy kết quả ngoại kiểm (điểm màu hồng) đạt ngay vào trung tâm hình chữ nhật màu xanh của những kết quả đạt chất lượng tốt. 2. Đặc điểm diễn biến chỉ số xét nghiệm Cholesterol toàn phần và LDL CHO trên bệnh nhân tăng lipid huyết sử dụng hạt methi: 2.1. Diễn biến xét nghiệm Cholesterol toàn phần trên bệnh nhân rối loạn tăng lipid huyết sử dụng hạt methi: Bảng 1: Diễn biến chỉ số xét nghiệm định lượng Cholesterol trên bệnh nhân rối loạn tăng lipd máu trước và sau sử dụng hạt methi 1 tháng, 3 tháng: Nhóm 1 (62) Nhóm 2 (47) Trước khi dùng Sau 1 tháng Sau 3 tháng 6,94 ± 0,26 6,70 ± 0,91 6,06 ± 1,12 268.5 ± 10.1 259.3 ± 35.2 234.5 ± 43.3 8,94 ± 1,3 8,13 ± 1,21 7,36 ± 1,24 346 ± 50.3 314.6 ± 46.8 284.8 ± 48 4

Hình 3: Biểu đồ diễn biến cholesterol trên bệnh nhân tăng lipid huyết sử dụng hạt methi 1 tháng, 3 tháng Nhận xét: Bảng 1 và Hình 3 cho thấy chỉ số Cholesterol huyết sau khi sử dụng Methi 1 tháng và 3 tháng đều giảm có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) so với trước khi dùng ở cả hai nhóm. Bảng 2: Mức giảm Cholesterol máu sau khi dùng methi so với trước khi dùng: Mức giảm Cholesterol Sau 1 tháng Sau 3 tháng Nhóm 1 (62) Nhóm 2 (47) so với trước dùng mmol/ L Tỷ lẽ giảm (%) Student test mmol/ L Tỷ lẽ giảm (%) Student test 0,24 ± 0,84 (9,3 ± 32,5) 3,52% ± 12,05% 0,81 ± 1,22 (31.3 ± 47.2) 8,37% ± 11,2% 0,88 ± 1,06 (34,1 ± 41) 12,77% ± 15,32% 1,58 ± 1,42 (61.1 ± 55) 16,94% ± 13,86% Nhận xét: Bảng 2 cho thấy so với trước khi dùng Methi, mức giảm Cholesterol huyết sau khi dùng Methi 1 tháng, 3 tháng trên nhóm 1 và 2 lần lượt là 3,52; 12,77 và 8,37 và 16,94 %, khác biệt có ý nghĩa (p<0,5%) 5

Biểu đồ: Diễn biến mức giảm chỉ số Cholesterol máu (%) trên bệnh nhân tiểu đường trước, sau sử dụng hạt methi 2.2. Diễn biến xét nghiệm định lượng LDL CHO trên bệnh nhân tăng lipid huyết sử dụng hạt methi: Bảng 3: Diễn biến xét nghiệm LDL CHO trên bệnh nhân tăng lipid huyết trước và sau sử dụng hạt methi 1 tháng, 3 tháng: Chỉ số Trước khi dùng Sau 1 tháng Sau 3 tháng Nhóm 1 (62) 4,82 ± 0,59 186.5 ± 22.8 4,75 ± 1,11 183.8 ± 42.9 4,36 ± 1,08 168.7 ± 41.8 Nhóm 2 (47) 5,82 ± 1,46 225.2 ± 56.5 5,23 ± 1,26 202.4 ± 48.8 4,61 ± 1,52 178.4 ± 58.8 Hình 4: Biểu đồ diễn biến chỉ số xét nghiệm LDL- CHO trên bệnh nhân tăng lipid huyết sử dụng hạt methi 1 tháng, 3 tháng Nhận xét: Bảng 3 và hình 4 cho thấy: chỉ số LDL-CHO huyết sau khi sử dụng Methi 1 tháng và 3 tháng đều giảm có ý nghĩa thống kê sau 1 tháng trên nhóm 2; và sau 3 tháng trên cả 2 nhóm (với p< 0,05); trong đó mức độ giảm sau 3 tháng dùng methi nhiều hơn so với sau 1 tháng dùng Methi. Bảng 4: Mức giảm LDL-Cholesterol huyết sau khi dùng methi so với trước khi dùng: Mức giảm Mức giảm LDL-Cholesterol Sau 1 tháng Sau 3 tháng Nhóm 1 (62) Nhóm 2 (47) so với trước dùng mmol/ L Tỷ lẽ giảm (%) Student test mmol/ L Tỷ lẽ giảm (%) Student test 0,01 ± 0,95 (0.39 ± 36.8) 1,22% ± 19,77 (p>0,05) 0,59± 0,94 (22.8 ± 36.4) 8,73 % ± 14,47% 0,46 ± 0,97 (17.8 ± 37.5) 9,21% ± 20,27 1,21 ± 1,26 (46.8 ± 48.8) 19,65 % ± 20,95% Nhận xét: Bảng 4 cho thấy so với trước khi dùng Methi, mức giảm LDL-Cholesterol huyết sau khi dùng Methi 1 tháng, 3 tháng trên nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt là 1,22; 9,21 và 8,73; 19,65 %, khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 1 tháng trên nhóm 2; và sau 3 tháng trên cả 2 nhóm (p<0,5%). 6

Biểu đồ: Diễn biến mức giảm chỉ số LDL máu (%) trên bệnh nhân tiểu đường trước, sau sử dụng hạt methi Bảng 5 TÓM TẮT THAY ĐỔI RÕ RỆT CHỈ SỐ CHOLESTEROL VÀ LDL-CHO HUYẾT SAU 3 THÁNG SỬ DỤNG METHI Số người theo dõi XN Lipid huyết (n=109) Trước khi dùng Sau 3 tháng Số người Tỉ lệ % Trước khi dùng Sau 3 tháng Số người (Tỉ lệ %) Cholesterol 7,03 ± 0,66 272 ± 25,5 4,62 ± 0,67 178,8 ± 25,9 17 15,6=16,0% 8,57 ± 2,10 331,6 ± 81,3 4,91 ± 1,43 190 ± 55,3 12 (11,0%) LDL-C 4,81 ± 1,18 186,1 ± 45,6 3,06 ± 0,67 118,4 ± 25,9 31 28,4% 5,76 ± 1,39 222,9 ± 53,8 3,06 ± 1,20 118,4 ± 46,4 16 (14,7%) Về bình thường sau 3 tháng Mức giảm >30% sau 3 tháng 7

Trước khi dùng Sau 3 tháng Số người (Tỉ lệ %) 7,14 ± 0,43 276.3 ± 16.6 7,84 ± 0,57 303,4 ± 22,1 4 (3,7%) 4,71 ± 1,2 182,3 ± 46,4 5,84 ± 1,54 226 ± 59,6 11 (10.1%) Tăng sau 3 tháng Nhận xét: Bảng 5 cho thấy sau 3 tháng dùng methi: - Tỳ lệ người có mức giảm chỉ số Cholesterol, LDL-Cho nhiều >30% lần lượt là 12 và 16 người (tỷ lệ là 11 và 14,7%) - Tỷ lệ người chỉ số trở về mức bình thường của cholesterol (4.62 ± 0.67 178.8 ± 25.9 là 17 người (tỷ lệ 16%) và LDL-Cho (3.06 ± 0.67 và 118.4 ± 25.9 là 31 người (28,4%). - Số người sừ dụng methi sau 3 tháng chưa có hiệu quả, có chỉ số Cholesterol và LDL- Cho không giảm mà tăng lên >10% lần lượt là 4 và 11 người (tương đương 3,7 và 10,1%) IV. BÀN LUẬN: - Đặc điểm diễn biến các chỉ số xét nghiệm Cholesterol và LDL-Cholesterol trên bệnh nhân tăng lipid huyết trước, trong và sau quá trình sử dụng hạt methi giúp tìm hiểu vai trò của methi trong rối loạn mỡ máu - Về mức độ giảm lipid huyết trên bệnh nhân tăng lipid huyết trong đề tài này của chúng tôi so sánh với các nghiên cứu khác cho thấy: Sharma công bố mức giảm thấp nhưng có ý nghĩa thống kê của Triglycerid (TG) là xấp xỉ 1.3 mmol/l (p<0.001) và LDL-C là khoảng 1.0 mmol/l (p<0.01) (8); còn nhóm Sharma RD và CS cho kết quả Cholesterol, LDL-C và TG giảm xuống 14-16 % trong giai đoạn điều trị, còn HDL-C tăng 10 % (9, 10). - Về liều dùng, thời gian dùng methi: Sharma công bố nghiên cứu trên 15 người rối loạn lipid máu không triệu chứng thấy giảm triglyceride (TG) and LDL-C; và tăng nhẹ HDL sau khi dùng methi 100 g/ ngày trong 3 tuần (9). Sharma RD và CS trong nghiên cứu nói trên gồm 60 bệnh nhân tiểu đường typ 2 đã sử dụng 25 g hat methi/ ngày trong 24 tuần (9, 10). Còn Sowmya thì dùng bột hạt methi ở liều 12.5-18.0 g ngày trong một tháng (12). Tác giả Sharma dùng methi uống 25 g/ ngày trong 21 ngày (30). Còn Bordia thì dùng bột methi uống 2.5 g, 2 lần/ ngày trong 3 tháng(3). - Kết quả nghiên cứu sơ bộ này gợi ý hiệu quả methi trong điều trị rối loạn lipid máu, có thể làm giảm chỉ số Cholesterol và LDL- Cho >30% lần lượt là 12 và 16 người (tỷ lệ là 11 và 14,7%); Tỳ lệ người có chỉ số Cholesterol và LDL-CHO trở về mức bình thường, kiểm soát được lần lượt là 17 người (tỷ lệ 16%), và 31 người (28,4%). Những khai thác sơ bộ cho thấy nhóm này có đặc điểm là có thực hiện kiểm soát chế độ ăn và tập thể dục, chơi thể thao. - Tuy nhiên, Số người sừ dụng methi sau 3 tháng chưa có hiệu quả, có chỉ số Cholesterol và LDL-Cho không giảm mà tăng lên >10% lần lượt là 4 và 11 người (tương đương 3,7 và 10,1%) Nhóm này rơi vào những người lớn tuổi>65 tuổi, thời gian mắc lâu > 10 năm. Đây là những gợi ý cho những nghiên cứu lớn hơn cứu tiếp theo: - Trong nghiên cứu tiếp theo, nên thiết kế trên nhóm bệnh nhân nội trú để khắc phục những yếu tố có thể nhiễu, khó kiểm soát trong nghiên cứu này như: bệnh nhân có sử dụng methi đầy đủ và đúng liều lượng, cách dùng không? Bệnh nhân có thực hiện cam kết không sử dụng 8

các thuốc điều trị khác không? Trường hợp bệnh nhân nếu có diễn biến bất thường do không dùng thuốc mà sử dụng methi sẽ được xử lý kịp thời - Tìm hiểu những nhóm đối tượng nào, bệnh nào, yếu tố kết hợp nào methi có thể có hiệu quả tốt; và ngược lai: những nhóm nào ít hay không hiệu quả cho việc điều trị tăng lipid huyết, giúp cho ứng dụng trong thực tiễn hữu hiệu hơn; Có thể nghiên cứu tác dụng phối hợp của methi với các thuốc điều tri V. KẾT LUẬN: 1. Đặc điểm diễn biến chỉ số xét nghiệm Cholesterol và LDL-Cho trên bệnh nhân tăng lipid huyết sử dụng hạt methi: 1.1. Chỉ số Cholesterol huyết sau khi sử dụng Methi 1 tháng và 3 tháng đều giảm có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) so với trước khi sử dụng Methi ở cả hai nhóm. Mức giảm Cholesterol máu sau khi dùng Methi 1 tháng, 3 tháng trên nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt là 3,52: 12,77 và 8,37 và 16,94 %, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,5%). 1.2. Chỉ số LDL-CHO huyết sau khi sử dụng Methi 1 tháng ở nhóm 2 và 3 tháng trên cả 2 nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê (với p< 0,05) so với trước khi sử dụng Methi; mức giảm LDL-CHO máu sau khi dùng Methi 1 tháng, 3 tháng trên nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt là 1,22; 9,21 và 8,73; 19,65 %, khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 1 tháng trên nhóm 2 và sau 3 tháng trên cả 2 nhóm (p<0,5%). 1.3. Đặc biệt nhóm có điễn biến rõ rệt sau 3 tháng sử dụng methi: - Tỳ lệ người có mức giảm chỉ số Cholesterol, LDL-Cho nhiều >30% lần lượt là 12 và 16 người (tỷ lệ là 11 và 14,7%) - Tỷ lệ người chỉ số trở về mức bình thường của cholesterol (4.62 ± 0.67 178.8 ± 25.9 là 17 người (tỷ lệ 16%) và LDL-Cho (3.06 ± 0.67 và 118.4 ± 25.9 là 31 người (28,4%). - Số người sừ dụng methi sau 3 tháng chưa có hiệu quả, có chỉ số Cholesterol và LDL- Cho không giảm mà tăng lên >10% lần lượt là 4 và 11 người (tương đương 3,7 và 10,1%) Kết qủa thăm dò bước đầu này gợi ý Methi có thể góp phần làm giảm Cholesterol và LDL- CHO ở bệnh nhân tăng lipid huyết. 2. Tuy nhiên đó chỉ là những nhận định sơ bộ. Qua đó cho, gợi ý những nghiên cứu lớn hơn tìm câu trả lời cho trên những nhóm đối tượng nào, những yếu tố kết hợp nào : - Methi có hiệu quả tốt - Methi ít, không hiệu quả, thậm chí có trường hợp nào tác động xấu Cho việc điều trị hạ lipid máu. Lời cảm ơn: Chúng tôi chân thành cám ơn tập thể Bộ môn Xét nghiệm, Đại học Y dược tp Hồ chí Minh và Trung tâm Xét nghiệm HCS (Health Care System), 31 Hoàng Quốc Việt, P. Phú Mỹ, Q.7, tp Hồ chí Minh và Thảo dược Thế giới, Phú mỹ Hưng, Q7, Tp HCM đã giúp đỡ chúng tôi thực hiện đề tài này. Acknowlidgement: We are grateful to the Faculty of Medical technology, University of Medicine and pharmacy at Hồ Chí Minh city, the HCS (Health Care System), 31 Hoang Quoc Viet, Dist. 7, Ho Chi Minh and the Thaoduocthegioi - World Herbs support us in this project. Tài liệu tham khảo: 1. Al-Habori M, Raman A. Antidiabetic and hypocholesterolaemic effects of fenugreek. Phytother Res 1998;12:233-242. 9

2. Basch, E., Ulbricht, C., Kuo, G., et al (2003). Fenugreek Review: Therapeutic application of fenugreek. Alternative Medicine Review, 8, 20 27. 3. Bordia A, Verma SK, Srivastava KC. Effect of ginger (Zingiber officinale Rosc.) and fenugreek (Trigonella foenumgraecum L.) on blood lipids, blood sugar and platelet aggregation in patients with coronary artery disease. Prostaglandins Leukot Essent Fatty Acids 1997;56:379-384. 4. IFCC (International Federation of Clinical Chemistry and Laboratory Medicine) series: Essentials of Clinical Laboratory Management in Developing Regions. 1998. 5. Petit P, Sauvaire Y, Ponsin G, et al. Effects of a fenugreek seed extract on feeding behaviour in the rat: metabolic-endocrine correlates. Pharmacol Biochem Behav 1993;45:369-374. 6. Stark A, Madar Z. The effect of an ethanol extract derived from fenugreek (Trigonella foenum-graecum) on bile acid absorption and cholesterol levels in rats. Br J Nutr 1993; 69: 277-287. 7. Sauvaire Y, Ribes G, Baccou JC, et al. Implication of steroid saponins and sapogenins in the hypocholesterolemic effect of fenugreek. Lipids 1991;26:191-197 8. Sharma RD, Raghuram TC, Rao NS. Effect of fenugreek seeds on blood glucose and serum lipids in type I diabetes. Eur J Clin Nutr 1990;44:301-306. 9. Sharma RD, Sarkar A, Hazra DK, et al. Toxicological evaluation of fenugreek seeds: a long term feeding experiment in diabetic patients. Phytother Res 1996;10:519-520. 10. Sharma RD, Sarkar DK, Hazra B, et al. Hypolipidaemic effect of fenugreek seeds: a chronic study in non-insulin dependent diabetic patients. Phytother Res 1996;10:332-334. 11. Sharma R. An evaluation of hypocholesterolemic factor of fenugreek seeds (T foenum graecum) in rats. Nutr Rep Int 1986;33:669-677. 12. Sowmya P, Rajyalakshmi P. Hypocholesterolemic effect of germinated fenugreek seeds in human subjects. Plant Foods Hum Nutr 1999;53:359-365. 13. Sidhu GS, Oakenfull DG. A mechanism for the hypocholesterolaemic activity of saponins. Br J Nutr 1986;55:643-649. 14. Varshney IP, Sharma SC. Saponins and sapogenins: part XXXII. Studies on Trigonella foenum-graecum Linn. seeds. J Indian Chem Soc 1966;43:564-567. 15. National Cholesterol Education Program (NCEP), National Institute of Health (NIH), NHI Publication No. 02-5215, September 2002 PHỤ LỤC: 1. Phụ lục 1: Danh sách 109 bệnh nhân tăng lipid huyết sử dụng methi. 2. Phiếu đăng ký và đồng thuận tham gia 3. Chứng nhận Tiêu chuẩn sản phẩm hạt methi - Ấn độ (Bộ Y tế) 10