NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VÀ HẤP THU CHÌ Pb, Zn CỦA DƯƠNG XỈ PTERIS VITTATA L.

Similar documents
CÁC DẤU ẤN VIÊM GAN A, B, C và E Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHẬT TÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH TRONG PHẪU THUẬT VÉT HẠCH CHỦ BỤNG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ CỔ TỬ CUNG GIAI ĐOẠN FIGO IB - IIA TẠI BỆNH VIỆN K

Thực hành phân tích số liệu với phần mềm SPSS

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PROGESTERON TẠI NGÀY TIÊM hcg ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỘ KIT NANOQUANT REAL-TIME HCV TRONG ĐỊNH LƯỢNG RNA VIRUS VIÊM GAN C BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME RT-PCR

GIÁ TRỊ CỦA LIQUI-PREP TRONG TẦM SOÁT UNG THƯCỔ TỬ CUNG

ĐIỂM TIN TỪ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỦA HỘI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HOA KỲ 2016 (ADA 2016, New Orleans)

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP NONG VÒI TỬ CUNG TẮC ĐOẠN GẦN QUA SOI BUỒNG TỬ CUNG KẾT HỢP VỚI NỘI SOI Ổ BỤNG

TỶ LỆ VIÊM GAN SIÊU VI B VÀ HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ ANTI-HBs Ở TRẺ 1-6 TUỔI ĐÃ ĐƯỢC TIÊM CHỦNG VẮC XIN VIÊM GAN B Huỳnh Minh Hoàn-Sở Y tế Đồng Nai, Hà Văn

Glaucoma. optic nerve. back of eye

Đo Độ Hấp Thụ Chất Phóng Xạ và Rọi Hình Tuyến Giáp Làm thế nào để chuẩn bị

Receiving Blood Transfusions

CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ. GS.TS. Ngô Quý Châu Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Giám đốc Trung tâm Hô hấp

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TOCILIZUMAB (ACTEMRA) Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 VIỆN TIM MẠCH ST CHÊNH LÊN TRONG CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH

S. Duong-Quy, T. Hua-Huy, M. Raffard, J.P. Homasson, A.T. Dinh-Xuan

Taking Medicines Safely

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG, ĐỘ MẶN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA ISOCHRYSIS GALBANA PARKER VÀ THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG AXIT BÉO CỦA NÓ

TRƯƠ NG ĐH Y DƯƠ C CẦN THƠ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BM DI CH TÊ HO C BS. TRẦN NGUYỄN DU

Influenza A (H1N1) Fact Sheet Thông Tin Về Bệnh Cúm A (H1N1)

XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI VITAMIN C, XITRAT VÀ OXALAT TRONG NƯỚC TIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG HỌC TRẮC QUANG

Ung Thư Thanh Quản Hiểu biết rõ chẩn đoán của quý vị

APPLICATION OF PEPSIN TO INTEGRATE DEPROTEINIZATION AND DEMINERALIZATION - SAVING TIME AND CHEMICALS IN CHITIN PRODUCTION

KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Chlorella SP. TRONG ĐIỀU KIỆN DỊ DƯỠNG

Buồng trứng: Estradiol và Progesterone Estradiol: nang noãn Progesterone: hoàng thể

SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI TRÀNG PHẢI VÀ ĐẠI TRÀNG TRÁI DO UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

XÁC ĐỊNH TÍNH ĐA HÌNH THÁI ĐƠN PRO47SER GEN P53 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ GEN

GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN HELICOBACTER PYLORI BẰNG PHƯƠNG PHÁP MULTIPLEX PCR SO VỚI CLO TEST VÀ HUYẾT THANH

WB Review (Prior/ Post) Date of Draft BD to WB Ngày nộp Hồ sơ mời thầu cho WB. Type of Contract. WB's xem xét (Prior/Trước / Hình thức hợp đồng

XỬ TRÍ BÁNG BỤNG KHÁNG TRỊ PGS.TS.BS. BÙI HỮU HOÀNG BS NGUYỄN ĐÌNH CHƯƠNG

Stress Test of the Heart

Bàn Luận về Rosiglitazone (Avandia)

NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris) TRÊN GIÁ THỂ TỔNG HỢP VÀ NHỘNG TẰM

Gall Bladder Removal Surgery

Cholesterol. There are 3 main types of fats in your blood:

2 Cục Phòng, chống HIV/AIDS; 3 Tổ chức Sức khỏe Gia ñình Quốc tế

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ T3, T4 VÀ TSH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ

TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THƠM, NĂNG SUẤT CAO PHẨM CHẤT TỐT TỪ TỔ HỢP LAI TP9 X TP5

CẬP NHẬT VỀ XỬ TRÍ SỐC NHIỄM KHUẨN. TS. Nguyễn Văn Chi Khoa cấp cứu A9 bệnh viện Bạch Mai

SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ MÀNG BỤNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ DỰA VÀO THEO DÕI OXY TỔ CHỨC NÃO TRONG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI (Thời gian thực hiện: 4/2011-6/ 2012)

SÀNG LỌC VÀ XỬ TRÍ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CHO BỆNH NHÂN THA Ở TUYẾN CƠ SỞ

RỬA PHẾ QUẢN PHẾ NANG QUA NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM TRONG VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM

Về bệnh ung thư vú. About breast cancer. Vietnamese English

Lợi ích cấy một máy. tương thích MRI so với. một máy kinh điển. Choices today, access tomorrow. Chọn lựa hôm nay, chụp được ngày mai

Những Điều Nên Và Không Nên Làm Khi Đau Lưng Dưới

CA C HƠ P CHÂ T PRENYL FLAVONOID TƯ RỄ CÂY DÂU TẰM MORUS ALBA L. (MORACEAE)

Press on «Solvay Vietnam Days» 19 & 20/1/2016

THÔNG KHÍ NHÂN TẠO CHO BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP. Ths. Nguyễn Đăng Tuân Khoa HSTC BV Bạch Mai

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012

How to Quit Smoking. Getting Ready to Quit

KHUYẾN CÁO VỀ LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG TIM BẰNG SIÊU ÂM Ở NGƯỜI LỚN TRƯỞNG THÀNH Cập nhật từ Hội siêu âm tim Hoa Kỳ và Hội hình ảnh tim mạch Châu Âu

Viral Hepatitis. Signs

CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN DO VI KHUẨN GRAM DƯƠNG. TS. BS. Lê Đức Nhân Bệnh Viện Đà Nẵng

NHỮNG BIẾN ĐỔI BẤT THƯỜNG CỦA ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ MEN TIM TRÊN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT KHOANG DƯỚI NHỆN

Rọi MRI Khi Trực Tràng Hoạt Động Việc này sẽ diễn tiến ra sao và làm thế nào để chuẩn bị

CHẤN ĐOÁN BẰNG PHƢƠNG PHÁP SIÊU ÂM DUPLEX (INCIDENCE OF DEEP VEIN THROMBOSIS, DIAGNOSED BY DUPLEX ULTRASOUND IN MEDICAL DEPARTMENTS)

ĐẶT VẤN ĐỀ * Những đóng góp mới của luận án: NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương bệnh Viêm khớp tự phát thiếu niên

(Kappaphycus alvarezii) NUÔI TRỒNG TẠI CAM RANH, KHÁNH HÒA

Điều trị DAAs và nguy cơ phát triển HCC trên BN nhiễm HCV

KHOÁ ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN ĐIỀU TRỊ CAI THUỐC LÁ BẰNG THUỐC

LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ. Trần Nhân 1,*

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE:

Vaginal Infection. Signs. Types of Vaginal Infection

Suremeal 8815 Fairbanks N. Houston Road Houston, TX MANUFACTURED AT REGISTERED FACILITY

TẦM SOÁT - CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH BỆNH THALASSEMIA. TS. BS. NGUYỄN KHẮC HÂN HOAN Trưởng Khoa XN Di truyền Y học Bệnh viện Từ Dũ

MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ VỊ TRÍ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Điêu Thanh Hùng Trung tâm Tim mạch An giang

Sofosbuvir/Ledipasvir + RBV ở BN bị xơ gan mất bù

và thiếu niên ở các quốc gia đang phát triển

Hiểu đúng AR, RR, và NNT

1. Mục tiêu nghiên cứu

QCVN 11-3:2012/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DINH DƢỠNG CÔNG THỨC VỚI MỤC ĐÍCH ĂN BỔ SUNG CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI

Pandemic Flu: What it is and How to Prepare

RESEARCH ON EXTRACTION TECHNOLOGY TO IMPROVE YIELD AND QUALITY OF OIL FROM GAC ARIL (MOMORDICA COCHINCHINENSIS SPRENG L.)

PGS.TS Cao Phi Phong

Sử dụng Surfactant trong Hội chứng suy hô hấp và các r i loạn khác

Nicotin & Thuốc lá: Những nguy cơ

Chứng Ù Tai. Hướng Dẫn Bệnh Nhân. Có Thắc Mắc? Tiếng chuông reo trong tai. Nếu Quý Vị Bị Chứng Ù Tai. Tran 8. UWMC Khoa Tai Họng. Tinnitus Vietnamese

1 Phần A: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

Phần A: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

Đơn trị liệu trong điều trị ĐTĐ típ 2

THAM LUẬN CHỌN LỰA ĐẠI PHÂN TỬ XỬ TRÍ SỐC SOÁT XUAÁT HUYEÁT DENGUE. BSCKII. NGUYỄN MINH TiẾN BV NHI ÑOÀNG I

Số:291/TMHH-HN TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 7 năm 2018 THÔNG BÁO SỐ 2. Kính gửi: - Quý bệnh viện; - Quý đồng nghiệp;

BÀO CHẾ VÀ THỬ NGHIỆM In vitro LIPOSOME METFORMIN

International SOS Vietnam ANNUAL HEALTH CHECK PROGRAM CH NG TRÌNH KHÁM S C KH E Đ NH KỲ HÀNG NĂM

Phòng bệnh vẫn hơn. Maryland Asian American Cancer Program. Cứ 10. Á lại có 1 người bị viêm gan B

RNA virus. Family (gia đình): Genus (Chi): Types (típ): Type A ORTHOMYXOVIRIDAE. Influenza C virus. Influenza virus. Type C

QCVN 11-1:2012/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DINH DƢỠNG CÔNG THỨC CHO TRẺ ĐẾN 12 THÁNG TUỔI

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ENZYME PROTAMEX ĐỂ THỦY PHÂN CÁ TRÍCH (SARDINELLA GIBBOSA) THU DỊCH ĐẠM

BẢN XIN GÓP Ý ĐƠN VỊ CHÍNH TÁ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG VIỆT: CHỮ QUỐC NGỮ, HỆ LATINH, CHỮ NÔM, HỆ BIỂU Ý, VÀ UNICODE/ISO IEC 10646

Monitoring huyết động cho. GS.TS Nguyễn Quốc Kính Trung tâm Gây mê & Hồi sức ngoại khoa Bệnh viện Việt Đức

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BÀNG QUANG KHÔNG XÂM LẤN CƠ VỚI LASER THULIUM

Dinh dưỡng qua đường ruột như là một lựa chọn điều trị cho bệnh Crohn: Chỉ có ở trẻ em?

Thựchànhđiềutrị Helicobacter Pylori (H.P) BS. TS. Vũ Trường Khanh Phó trưởng khoa Tiêu hóa bệnh việnbạch Mai

Chiến lược sử dụng kháng sinh và chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện. PGS.TS.Trần Quang Bính

SINH BỆNH HỌC HEN PHẾ QUẢN

Hysterectomy. Fallopian Tube. Uterus. Ovary. Cervix. Vagina. Labia

Thuốc kháng viêm, Viêm là gì? Viêm là một chuỗi các hiện tượng do nhiều tác nhân như nhiễm trùng, các phản

Bệnh lý thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin. PGS.TS Cao Phi Phong

Transcription:

Tạp chí Khoa học và Công nghệ 49 (4) (2011) 101-109 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VÀ HẤP THU CHÌ Pb, Zn CỦA DƯƠNG XỈ PTERIS VITTATA L. Trần Văn Tựa, Nguyễn Trung Kiên, Đỗ Tuấn Anh, Đặng Đình Kim Viện Công nghệ môi trường, Viện KH&CN Việt Nam Đến Tòa soạn ngày: 17/10/2010 MỞ ĐẦU Xử lí bằng thực vật (Phytoremedation) hay sử dụng thực vật để làm sạch đất bị nhiễm kim loại là một công nghệ mới được nghiên cứu trong những năm gần đây nhờ những hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của một số loài thực vật, (Salt et al., 1995; Bert et al., 2000, 2001). Công nghệ này ngày càng phát triển nhờ vào tính hiệu quả, kinh tế và tránh được những hậu quả phụ so với các kĩ thuật khác (Lasat, 2002). Đất sau khi được cải tạo bằng vẫn có thể trồng cây hoàn toàn bình thường [4]. Sự phát triển của thực vật tại địa điểm xử lí cũng giảm được sự sói mòn đất do gió và nước, từ đó ngăn ngừa sự lan truyền các chất ô nhiễm [1]. Hiện nay dương xỉ,đặc biệt là loài dương xỉ Pteris vittata L., đang là đối tượng rất được quan tâm trong nghiên cứu nhằm loại bỏ kim loại nặng ra khỏi vùng đất ô nhiễm. Theo L.Q. Ma và cộng sự (2001), loài dương xỉ Pteris vittata có khả năng tích luỹ 14.500 ppm As mà chưa có triệu chứng tổn thương. Cây này sinh trưởng nhanh, có sức chống chịu cao với As trong đất (As > 1500 ppm) và chỉ bị độc ở nồng độ 22.630 ppm qua 6 tuần [5]. Theo các nhà khoa học Mỹ, Pteris vittata có thể chứa tới 22 g As/kg lá. Họ cũng đã chứng minh rằng trong vòng 24 giờ, loài dương xỉ này giảm mức As trong nước từ 200 µg/l xuống gần 100 lần, dưới mức cho phép của Mỹ (10 µg/l). Ở Việt Nam, kết quả điều tra thu thập và phân tích các mẫu thực vật tại một số vùng mỏ đã và đang khai thác tại Thái Nguyên cho thấy, ngoài khả năng tích lũy cao As dương xỉ Pteris vittata còn có khả năng tích lũy một số kim loại như Mn, Cu, Fe, Zn và Pb [3]. Tuy nhiên, nghiên cứu về khả năng tích lũy kim loại nặng của Pteris vittata trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng chủ yếu tập trung vào As. Trên thực tế ô nhiễm kim loại nặng trong đất không chỉ có riêng As mà còn có nhiều kim loại nguy hiểm khác. Xuất phát từ thực tế trên, bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng chống chịu và tích lũy Pb, Zn của dương xỉ Pteris vittata. 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dương xỉ loài Pteris vittata thu từ khu khai thác Pb, Zn làng Hích huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Cây sau đó được trồng và chăm sóc trong vườn thực nghiệm khoảng 1 tháng trước khi đưa vào thí nghiệm.

Trần Văn Tựa, Nguyễn Trung Kiên, Đỗ Tuấn Anh, Đặng Đình Kim 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Pb 2+, Zn 2+ dùng trong thí nghiệm được bổ sung dưới dạng Pb(NO 3 ) 2, Zn(NO 3 ) 2.6H 2 O. Trước khi bổ sung vào thí nghiệm, các hóa chất được pha thành dung dịch mẹ bằng nước cất khử ion rồi tính toán để lấy ra một lượng nhất định theo yêu cầu thí nghiệm và bổ sung vào đất. Đất sau khi trộn kim loại sẽ được ủ khoảng 1 tuần trước khi đưa cây vào thí nghiệm. Mỗi công thức được lặp lại 3 lần Thí nghiệm chống chịu Pb và Zn được đặt ở các nồng độ 500, 1000, 2000, 3000, 4000 mg/kg đối với Pb và 300, 600, 900, 1200, 1500 mg/kg đối với Zn. Các công thức thí nghiệm được so sánh với đối chứng không bổ sung kim loại vào đất. Thí nghiệm hấp thu Pb và Zn theo thời gian với các nồng độ Pb và Zn trong đất tương ứng lần lượt là 1000 mg/kg và 300 mg/kg. Thời gian thu cây: lần 1: sau 1 tháng đặt thí nghiệm, lần 2: sau 1,5 tháng, lần 3: sau 2 tháng và lần 4: kết thúc thí nghiệm sau 2,5 tháng. 2.2.2. Phương pháp phân tích Xác định Pb và Zn theo phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ Pb trong đất lên sinh trưởng và hấp thu Pb của Pteris vittata Kết quả ở bảng 1 cho thấy sự khác biệt rõ ràng về sinh khối giữa các công thức thí nghiệm. Biểu hiện ở công thức đối chứng có sinh khối đạt 4,69 g /chậu, trong khi đó ở các công thức có Pb có nồng độ Pb là 500 và 1000 mg/kg, sinh khối đạt các giá trị tương ứng là 4,74 và 5,27 g / chậu. Ở các nồng độ chì này sinh trưởng của dương xỉ cao hơn đối chứng. Bảng 1. Sinh khối và hàm lượng Pb tích lũy trong sinh khối của từng nồng độ trong thí nghiệm chống chịu Công thức Sinh khối (g) Hàm lượng Pb tích lũy (mg/kg) Thân Đc 4,69 39,286 170,630 500 mg/kg 4,74 67,979 730,519 1000 mg/kg 5,27 101,560 1075,073 2000 mg/kg 4,34 119,420 1160,714 3000 mg/kg 2,18 135,714 1553,571 4000 mg/kg Cây chết Rễ 102

Nghiên cứu khả năng chống chịu và hấp thu chì Pb, Zn của dương xỉ Pteris vittata L. Khi nồng độ Pb trong đất tăng lên 2000 mg/kg, 3000 mg/kg và 4000 mg/kg đất, Pb ức chế lên sinh trưởng của Pteris vittata rõ rệt. Sinh khối cây thu được sau khi kết thúc thí nghiệm ở nồng độ Pb 2000 mg/kg là 4,34 g/chậu, ở 3000mg/kg chỉ đạt 2,18 g, thấp hơn 2 lần so với sinh khối ở nồng độ 2000 mg/kg và 2,4 lần so với công thức 1000 mg Pb. Còn ở nồng độ 4000 mg/kg các cây đều chết sau một tháng thí nghiệm. Điều này chứng tỏ Pteris vittata có khả năng chống chịu Pb trong đất đến nồng độ 3000 mg/kg trong khi ở nồng độ 1000 mg/kg cho sinh trưởng tốt nhất. Hình 1. Biến động về sinh khối của Pteris vittata khi bổ sung Pb vào đất với các hàm lượng khác nhau Xét khả năng tích lũy Pb, từ số liệu bảng 1 cho ta thấy, lượng Pb tích luỹ trong thân và rễ tăng tỉ lệ thuận với hàm lượng Pb bổ sung vào đất. Đồ thị hình 7 minh hoạ số liệu bảng 5 cho thấy rõ nhận định trên. Nếu ở cây ĐC thì lượng Pb trong thân, rễ lần lượt là 39,268 mg/kg và 170,63 mg/kg. Thì khi đất nhiễm Pb ở nồng độ 500 mg/kg các số liệu tương ứng là 67,89 mg/kg trong thân và 730,52 mg/kg trong rễ. Tiếp tục tăng lượng Pb bổ sung vào đất lượng Pb trong cây PV cũng tăng lên và ở nồng độ 3000 mg/kg thì Pb trong thân và rễ là 135,71 mg/kg và 1553,57 mg/kg. Tuy nhiên, xét tỉ lệ của hàm lượng Pb tích lũy trong rễ với hàm lượng Pb tích lũy trong thân cho thấy, tỉ lệ này chênh lệch không nhiều giữa các nồng độ thí nghiệm và dao động trong khoảng từ 9,7 11,4. Điều này chứng tỏ sự ổn định về tương quan phân bổ lượng Pb giữa rễ và thân, tương quan này của Pteris vittata không phụ thuộc vào nồng độ Pb trong đất. Hình 2. Hàm lượng Pb tích lũy trong thân và rễ của Pteris vittata 103

Trần Văn Tựa, Nguyễn Trung Kiên, Đỗ Tuấn Anh, Đặng Đình Kim Như vậy có kết luận rằng, Pteris vittata có khả năng chống chịu và loại bỏ Pb tốt nhất ở nồng độ Pb 1000 mg/kg. Đây cũng là cơ sở để chúng tôi lựa chọn nồng độ Pb 1000 mg/kg cho thí nghiệm hấp thu Pb theo thời gian. 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ Zn trong đất lên đến sinh trưởng và hấp thu của Pteris vittata Số liệu thí nghiệm về sinh khối ở bảng 2 và hình 3 cho thấy, ảnh hưởng rõ ràng của nồng độ Zn trong đất lên sinh trưởng và phát triển của của Pteris vittata. Thể hiện ở chỗ, khi nồng độ Zn trong đất tăng thì sinh khối giảm dần. Tuy nhiên, mức độ giảm sinh khối không tỉ lệ một cách tuyến tính với nồng độ Zn trong đất Bảng 2. Sinh khối, hàm lượng Zn tích lũy và hiệu quả hấp thu Pb của từng nồng độ trong thí nghiệm chống chịu Công thức Sinh khối (g) Hàm lượng Zn tích lũy (mg/kg) Thân Đc 6,95 284,848 1715,152 300 mg/kg 6,88 345,455 3430,700 600 mg/kg 5,87 364,853 3846,711 900 mg/kg 5,22 454,545 4242,700 1200 mg/kg 3,81 580,087 4909,091 1500 mg/kg 3,69 565,111 5380,172 Rễ Hình 3. Biến động về sinh khối của Pteris vittata khi bổ sung Zn vào đất với các hàm lượng khác nhau Nếu như ở công thức đối chứng và 300 mg/kg, sự chênh lệch về sinh khối của hai công thức này không đáng kể khoảng 0,07 g. Cho thấy nồng độ Zn 300 mg/kg không ảnh hưởng mấy đến sự sinh trưởng và phát triển của Pteris vittata. Thì khi tăng nồng độ Zn lên 600 mg/kg sinh khối giảm 1,08 g so với đối chứng, ở nồng độ 900 mg/kg sinh khối giảm chậm hơn (1,73 g so với đối chứng). Sinh khối cây giảm mạnh nhất ở nồng độ 1200 mg/kg kém hơn đối 104

Nghiên cứu khả năng chống chịu và hấp thu chì Pb, Zn của dương xỉ Pteris vittata L. chứng 1,89 lần (3,14 g). Nhưng đến công thức 1500 mg/kg sinh khối giảm so với công thức 1200 mg/kg chỉ là 0,12 g. Hình 4. Hàm lượng Zn tích lũy trong thân và rễ của Pteris vittata Xét khả năng tích lũy và loại bỏ Zn của Pteris vittata ở các nồng độ thí nghiệm (bảng 2) cho thấy. Khả năng tích lũy Zn trong thân và rễ của cây tăng khi hàm lượng Zn trong đất tăng. Tuy nhiên mức độ tăng không tỉ lệ tuyến tính với nồng độ Zn có trong đất. Khi nồng độ Zn trong đất tăng từ 300 1500 mg/kg thì khả năng tích lũy Zn của cây chỉ tăng từ 345,46 580,09 mg/kg đối với thân và từ 3430,70 5380,17 mg/kg đối với rễ. Cũng giống như với thí nghiệm chống chịu Pb, khi xét tỉ lệ tích lũy Zn giữa rễ và thân của Pteris vittata trong các nồng độ thí nghiệm cho thấy con số này dao động không nhiều (trong khoảng 8,5 10,5). Điều này chứng tỏ nồng độ Zn trong đất ảnh hưởng không nhiều đến tương quan tỉ lệ nồng độ Zn trong các phần của Pteris vittata. Như vậy, Pteris vittata có khả năng chịu được với nồng độ Zn trong đất đến 1500 mg/kg. Tuy nhiên khả năng chống chịu và loại bỏ Zn tốt nhất là ở nồng độ 300 mg/kg. Vì vậy chúng tôi lựa chọn nồng độ 300 mg/kg là nồng độ sử dụng cho thí nghiệm hấp thu theo thời gian. 3.3. Khả năng tích lũy Pb và Zn theo thời gian của dương xỉ Pteris vittata 3.3.1. Khả năng tích lũy Pb theo thời gian Bảng 3. Biến động vế sinh khối, khả năng tích luỹ và hiệu quả loại bỏ Pb theo thời gian của Pteris vittata Thời gian Sinh khối (g) Hàm lượng Pb tích lũy (mg/kg) Thân Rễ Thân Rễ 1 tháng 0,83 0,84 248,377 3601,190 1,5 tháng 1,74 2,41 147,342 3267,857 2 tháng 2,58 2,71 112,500 3157,895 2,5 tháng 3,40 3,59 108,036 2714,286 105

Trần Văn Tựa, Nguyễn Trung Kiên, Đỗ Tuấn Anh, Đặng Đình Kim Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 3 và các hình 5 cho thấy. Trong thí nghiệm này sinh khối của Pteris vittata tăng theo thời gian gieo trồng. Sinh khối thân và rễ thu được sau 2,5 tháng đều cao hơn 4 lần so với sinh khối của một tháng thí nghiệm. Trung bình mỗi giai đoạn thí nghiệm sinh khối thân và rễ tăng gần bằng nhau (0,86 g với thân và 0,92 g với rễ). Nhưng khi xét đến biến động về mức độ tăng sinh khối thân và rễ của mỗi giai đoạn thí nghiệm lại rất khác nhau. Nếu như sinh khối thân tăng khá đều dao động trong khoảng 0,82 0,92 g. Thì biến động về sinh khối rễ lại tăng không đều, dao động về sự tăng sinh khối trong mỗi giai đoạn thí nghiệm lớn (trong khoảng 0,3 1,57 g). Ngược lại với quá trình tăng sinh khối, khả năng tích lũy Pb của Pteris vittata lại giảm dần theo thời gian. Khả năng tích lũy lớn nhất trong khoảng một tháng đầu của thí nghiệm (đạt 248,28 mg/kg với thân và 3601,19 mg/kg với rễ). Sau đó ở giai đoạn 1,5 tháng, khả năng tích lũy giảm còn 147,342 mg/kg với thân và 3267,857 mg/kg với rễ (giảm 101,04 mg/kg ở thân và 333,33 mg/kg ở rễ). Những giai đoạn tiếp theo khả năng tích lũy của Pteris vittata vẫn tiếp tục giảm, tuy nhiên khả năng Pb tích lũy ở thân giảm chậm và có xu hướng chững lại ở giai đoạn 2 2,5 tháng. Trong khi đó khả năng tích lũy Pb ở rễ lại giảm mạnh nhất ở giai đoạn này. Hình 5. Biến động về sinh khối của Pteris vittata trong thí nghiệm hấp thu Pb theo thời gian Hình 6. Hiệu quả loại bỏ Pb theo thời gian Mặc dù khả năng tích lũy Pb giảm dần theo thời gian nhưng lượng Pb được loại bỏ khỏi đất (hay hiệu quả hấp thu Pb của Pteris vittata) lại tăng dần do sự tăng trưởng về sinh khối của 106

Nghiên cứu khả năng chống chịu và hấp thu chì Pb, Zn của dương xỉ Pteris vittata L. cây. Tuy nhiên lượng Pb tập trung ở trên thân ít hơn rất nhiều so với lượng Pb ở trong rễ. Tỉ lệ giữa lượng Pb trong rễ với lượng Pb trong thân tăng từ 14,76 lần ở tháng thứ nhất đến 30,07 lần ở tháng thứ 2 và kết thúc thí nghiệm tỉ lệ này là 25,47 lần. 3.3.2. Khả năng tích lũy Zn theo thời gian Bảng 4. Biến động vế sinh khối, khả năng tích luỹ và hiệu quả loại bỏ Zn theo thời gian của Pteris vittata Thời gian Sinh khối (g) Hàm lượng Zn tích lũy (mg/kg) Thân Rễ Thân Rễ 1 tháng 1,06 1,45 730,838 5673,009 1,5 tháng 1,45 1,56 525,108 5209,397 2 tháng 2,53 1,88 336,364 4451,350 2,5 tháng 4,64 2,90 242,424 3475,936 Từ kết quả bảng 4 và hình 7 cho thấy sinh khối của Pteris vittata trong thí nghiệm tích lũy Zn tăng theo thời gian. Tốc độ tăng sinh khối trên thân khá nhanh, nếu như trong giai đoạn từ 1 1,5 tháng sinh khối thân tăng không đáng kể (0,39 g). Thì đến giai đoạn 2 tháng đã tăng được 1,09 g và khi kết thúc thí nghiệm sinh khối thu được đạt 4,64 g, gấp gần 2 lần sinh khối thu được ở tháng thứ 2 và gấp 4,4 lần sinh khối ở tháng thứ nhất. Trái với sự tăng nhanh sinh khối ở thân, sinh khối ở rễ lại tăng chậm. Trong giai đoạn từ 1 2 tháng sinh khối rễ chỉ tăng được 0,43 g. Chỉ đến giai đoạn từ 2 2,5 tháng sinh khối rễ mới tăng đáng kể (cao hơn 1,12 g so với sinh khối ở tháng thứ hai và gấp 2 lần so với sinh khối ở tháng thứ nhất). Tuy nhiên, khi kết thúc thí nghiệm thì sinh khối rễ vẫn thấp hơn so với sinh khối thân 1,6 lần. Hình 7. Biến động về sinh khối của Pteris vittata trong thí nghiệm hấp thu Zn theo thời gian Xét đến khả năng tích lũy và loại bỏ Zn, có thể nhận thấy khả năng tích lũy Zn giảm dần theo thời gian, quá trình giảm khá đều và rõ ràng hơn so với thí nghiệm đối với Pb. Tốc độ giảm cũng khá nhanh, nếu như ở tháng đầu của thí nghiệm khả năng tích lũy là 730,838 mg/kg đối với thân và 5673,009 mg/kg đối với rễ thì đến tháng thứ hai con số này là 336,364 mg/kg 107

Trần Văn Tựa, Nguyễn Trung Kiên, Đỗ Tuấn Anh, Đặng Đình Kim và 4451,35 mg/kg. Khi kết thúc thí nghiệm khả năng tích lũy ở thân chỉ còn 242,424 mg/kg và ở rễ là 3475,936 mg/kg (kém 3 lần so thân và 1,6 lần với rễ của tháng đầu thí nghiệm). Giống như ở thí nghiệm Pb, hiệu quả loại bỏ Zn trong thân và rễ cũng tăng theo thời gian. Hiệu quả loại bỏ rõ ràng nhất trong giai đoạn 1,5 2,5 tháng với thân (lượng Zn tăng 0,190 0,281 mg) và 2 2,5 tháng với rễ (lượng Zn tăng 3,341 4,037 mg). Xét tỉ lệ Zn tích luỹ trong rễ với lượng Zn trong thân ở các giai đoạn thí nghiệm cho thấy, con số này khá ổn định và dao động trong khoảng 9,0 10,7. Điều này chứng tỏ khả năng hấp thu và vận chuyển Zn lên thân của Pteris vittata ít thay đổi theo thời gian thí nghiệm Hình 8. Hiệu quả loại bỏ Zn theo thời gian Kết quản nghiên cứu thu được cho thấy khả năng chống chịu và hấp thu Pb và Zn của dương xỉ P. Vittata là khá tốt, bên cạnh khả năng hấp chống chịu và hấp thu As rất tốt của loài cây này. 4. KẾT LUẬN Pteris vittata có khả năng chống chịu Pb trong đất đến nồng độ 3000 mg/kg đất, trong đó khả năng hấp thu và tích luỹ Pb tốt nhất ở nồng độ < 1000 mg/kg đất. Đối với thí nghiệm chống chịu Zn, Pteris vittata có khả năng chống chịu đến đến nồng độ 1500 mg Zn/kg đất. Khả năng hấp thu và tích luỹ Zn tốt nhất ở nồng độ 300 mg/kg. Khả năng tích lũy Pb, Zn đều giảm theo thời gian, tuy nhiên hiệu quả loại bỏ Pb, Zn lại tăng do sinh khối tăng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Cư, Trần Văn Tựa, Đặng Đình Kim, Đỗ Tuấn Anh, Lê Thu Thủy - Nghiên cứu khả năng xử lí chì (Pb) trong đất ô nhiễm bằng cây cỏ Vetiver zizannioides, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Công nghệ môi trường-nghiên cứu và ứng dụng. Kỉ niệm 5 năm thành lập Viện công nghệ môi trường, Viện KH &CN Việt Nam, Hà Nội, 29-30/10/2007, 2007, pp. 308-312. 2. Diệp Thị Mỹ Hạnh, E. Garnier Zarli, Lantana Camara L. - Thực vật có khả năng hấp thụ Pb trong đất để giải ô nhiễm, Tạp chí Phát triển khoa học và Công nghệ 10 (1) (2007). 108

Nghiên cứu khả năng chống chịu và hấp thu chì Pb, Zn của dương xỉ Pteris vittata L. 3. Trần Văn Tựa, Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Trung Kiên, Lưu Thị Thu Giang, Đặng Đình Kim, Trần Ngọc Ninh - Một số dẫn liệu về khả năng tích lũy Asen của cây dương xỉ, Hội nghị khoa học toàn quốc những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Đại học Quy Nhơn, 18/8/2007. 4. Burns R. G., Rogers S., and McGhee I.. - In Contaminants and the Soil Environment in the Australia Pacific Region Kluwer Academic Publishers, London, 1996, pp. 361-410. 5. Ma J. Q., M. Komar, C. Tu, W. Zhang, Y. Cai, and E. D. Kenelley - A fern that hyperaccumulaters Arsenic, Nature 409 (2001) 509. SUMMARY Phytoremendiation is a new treatment technique in pollution which has been studying and developing in recent years. In comparison to the other techniques, this is proved to be more effective, economical and be able to prevent negative consequences. The results from the experiment named the study about the resistibility and absorptivity of the Pteris vittata fern to Pb and Zn have shown that Pteris vittata can be able to resist Pb contained in the earth at a concentration of 3000 mg/kg, despite the fact that its best level of Pb resistance and absorptivity is less than 1000 mg/kg of earth. In the case of Zn, this fern species can withstand to a concentration of 1500 mg/kg of earth. Whereas, Pteris Vittata can absort and store up the most when the Zn concentration in earth is 300 mg/kg. The content of Pb and Zn in fronds and roots of Pteris Vittata increases when the concentration of these two elements in earth rises up. Pteris vittata s ability to store Pb and Zn is reduced by time, however, the effectiveness to eliminate these two elements increases as a consequence of increasing its biomass. 109