NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ENZYME PROTAMEX ĐỂ THỦY PHÂN CÁ TRÍCH (SARDINELLA GIBBOSA) THU DỊCH ĐẠM

Similar documents
CÁC DẤU ẤN VIÊM GAN A, B, C và E Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHẬT TÂN

Đo Độ Hấp Thụ Chất Phóng Xạ và Rọi Hình Tuyến Giáp Làm thế nào để chuẩn bị

ENZYMATIC HYDROLYSIS OF TRASH FISH (HERRING FISH - ARDINELLA GIBBOSA) USING FLAVOURZYME ENZYME

Thực hành phân tích số liệu với phần mềm SPSS

ĐIỂM TIN TỪ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỦA HỘI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HOA KỲ 2016 (ADA 2016, New Orleans)

Taking Medicines Safely

Receiving Blood Transfusions

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VÀ HẤP THU CHÌ Pb, Zn CỦA DƯƠNG XỈ PTERIS VITTATA L.

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PROGESTERON TẠI NGÀY TIÊM hcg ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH TRONG PHẪU THUẬT VÉT HẠCH CHỦ BỤNG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ CỔ TỬ CUNG GIAI ĐOẠN FIGO IB - IIA TẠI BỆNH VIỆN K

Ung Thư Thanh Quản Hiểu biết rõ chẩn đoán của quý vị

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TOCILIZUMAB (ACTEMRA) Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

APPLICATION OF PEPSIN TO INTEGRATE DEPROTEINIZATION AND DEMINERALIZATION - SAVING TIME AND CHEMICALS IN CHITIN PRODUCTION

TỶ LỆ VIÊM GAN SIÊU VI B VÀ HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ ANTI-HBs Ở TRẺ 1-6 TUỔI ĐÃ ĐƯỢC TIÊM CHỦNG VẮC XIN VIÊM GAN B Huỳnh Minh Hoàn-Sở Y tế Đồng Nai, Hà Văn

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỘ KIT NANOQUANT REAL-TIME HCV TRONG ĐỊNH LƯỢNG RNA VIRUS VIÊM GAN C BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME RT-PCR

Stress Test of the Heart

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP NONG VÒI TỬ CUNG TẮC ĐOẠN GẦN QUA SOI BUỒNG TỬ CUNG KẾT HỢP VỚI NỘI SOI Ổ BỤNG

S. Duong-Quy, T. Hua-Huy, M. Raffard, J.P. Homasson, A.T. Dinh-Xuan

WB Review (Prior/ Post) Date of Draft BD to WB Ngày nộp Hồ sơ mời thầu cho WB. Type of Contract. WB's xem xét (Prior/Trước / Hình thức hợp đồng

Influenza A (H1N1) Fact Sheet Thông Tin Về Bệnh Cúm A (H1N1)

Glaucoma. optic nerve. back of eye

Cholesterol. There are 3 main types of fats in your blood:

XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI VITAMIN C, XITRAT VÀ OXALAT TRONG NƯỚC TIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG HỌC TRẮC QUANG

CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ. GS.TS. Ngô Quý Châu Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Giám đốc Trung tâm Hô hấp

GIÁ TRỊ CỦA LIQUI-PREP TRONG TẦM SOÁT UNG THƯCỔ TỬ CUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG, ĐỘ MẶN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA ISOCHRYSIS GALBANA PARKER VÀ THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG AXIT BÉO CỦA NÓ

How to Quit Smoking. Getting Ready to Quit

Buồng trứng: Estradiol và Progesterone Estradiol: nang noãn Progesterone: hoàng thể

NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris) TRÊN GIÁ THỂ TỔNG HỢP VÀ NHỘNG TẰM

SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI TRÀNG PHẢI VÀ ĐẠI TRÀNG TRÁI DO UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Chlorella SP. TRONG ĐIỀU KIỆN DỊ DƯỠNG

(Kappaphycus alvarezii) NUÔI TRỒNG TẠI CAM RANH, KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 VIỆN TIM MẠCH ST CHÊNH LÊN TRONG CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH

TRƯƠ NG ĐH Y DƯƠ C CẦN THƠ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BM DI CH TÊ HO C BS. TRẦN NGUYỄN DU

Lợi ích cấy một máy. tương thích MRI so với. một máy kinh điển. Choices today, access tomorrow. Chọn lựa hôm nay, chụp được ngày mai

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ T3, T4 VÀ TSH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ

GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN HELICOBACTER PYLORI BẰNG PHƯƠNG PHÁP MULTIPLEX PCR SO VỚI CLO TEST VÀ HUYẾT THANH

Suremeal 8815 Fairbanks N. Houston Road Houston, TX MANUFACTURED AT REGISTERED FACILITY

TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THƠM, NĂNG SUẤT CAO PHẨM CHẤT TỐT TỪ TỔ HỢP LAI TP9 X TP5

Bàn Luận về Rosiglitazone (Avandia)

XÁC ĐỊNH TÍNH ĐA HÌNH THÁI ĐƠN PRO47SER GEN P53 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ GEN

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI (Thời gian thực hiện: 4/2011-6/ 2012)

Gall Bladder Removal Surgery

RỬA PHẾ QUẢN PHẾ NANG QUA NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM TRONG VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM

THÔNG KHÍ NHÂN TẠO CHO BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP. Ths. Nguyễn Đăng Tuân Khoa HSTC BV Bạch Mai

Chứng Ù Tai. Hướng Dẫn Bệnh Nhân. Có Thắc Mắc? Tiếng chuông reo trong tai. Nếu Quý Vị Bị Chứng Ù Tai. Tran 8. UWMC Khoa Tai Họng. Tinnitus Vietnamese

Những Điều Nên Và Không Nên Làm Khi Đau Lưng Dưới

Vaginal Infection. Signs. Types of Vaginal Infection

SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ MÀNG BỤNG

BÀO CHẾ VÀ THỬ NGHIỆM In vitro LIPOSOME METFORMIN

Viral Hepatitis. Signs

CẬP NHẬT VỀ XỬ TRÍ SỐC NHIỄM KHUẨN. TS. Nguyễn Văn Chi Khoa cấp cứu A9 bệnh viện Bạch Mai

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012

CA C HƠ P CHÂ T PRENYL FLAVONOID TƯ RỄ CÂY DÂU TẰM MORUS ALBA L. (MORACEAE)

Về bệnh ung thư vú. About breast cancer. Vietnamese English

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ DỰA VÀO THEO DÕI OXY TỔ CHỨC NÃO TRONG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG

XỬ TRÍ BÁNG BỤNG KHÁNG TRỊ PGS.TS.BS. BÙI HỮU HOÀNG BS NGUYỄN ĐÌNH CHƯƠNG

SÀNG LỌC VÀ XỬ TRÍ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CHO BỆNH NHÂN THA Ở TUYẾN CƠ SỞ

CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN DO VI KHUẨN GRAM DƯƠNG. TS. BS. Lê Đức Nhân Bệnh Viện Đà Nẵng

Rọi MRI Khi Trực Tràng Hoạt Động Việc này sẽ diễn tiến ra sao và làm thế nào để chuẩn bị

Press on «Solvay Vietnam Days» 19 & 20/1/2016

và thiếu niên ở các quốc gia đang phát triển

2 Cục Phòng, chống HIV/AIDS; 3 Tổ chức Sức khỏe Gia ñình Quốc tế

1. Mục tiêu nghiên cứu

QCVN 11-3:2012/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DINH DƢỠNG CÔNG THỨC VỚI MỤC ĐÍCH ĂN BỔ SUNG CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI

Chiến lược sử dụng kháng sinh và chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện. PGS.TS.Trần Quang Bính

Nicotin & Thuốc lá: Những nguy cơ

ĐẶT VẤN ĐỀ * Những đóng góp mới của luận án: NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương bệnh Viêm khớp tự phát thiếu niên

Pandemic Flu: What it is and How to Prepare

KHOÁ ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN ĐIỀU TRỊ CAI THUỐC LÁ BẰNG THUỐC

KHUYẾN CÁO VỀ LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG TIM BẰNG SIÊU ÂM Ở NGƯỜI LỚN TRƯỞNG THÀNH Cập nhật từ Hội siêu âm tim Hoa Kỳ và Hội hình ảnh tim mạch Châu Âu

International SOS Vietnam ANNUAL HEALTH CHECK PROGRAM CH NG TRÌNH KHÁM S C KH E Đ NH KỲ HÀNG NĂM

Bệnh lý thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin. PGS.TS Cao Phi Phong

NHỮNG BIẾN ĐỔI BẤT THƯỜNG CỦA ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ MEN TIM TRÊN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT KHOANG DƯỚI NHỆN

QCVN 11-1:2012/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DINH DƢỠNG CÔNG THỨC CHO TRẺ ĐẾN 12 THÁNG TUỔI

Home Care after Total Joint Replacement

1 Phần A: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

SINH BỆNH HỌC HEN PHẾ QUẢN

Hysterectomy. Fallopian Tube. Uterus. Ovary. Cervix. Vagina. Labia

Phần A: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

Đơn trị liệu trong điều trị ĐTĐ típ 2

PGS.TS Cao Phi Phong

Dinh dưỡng qua đường ruột như là một lựa chọn điều trị cho bệnh Crohn: Chỉ có ở trẻ em?

Kiểm Soát Ðau Ðớn. Giáo Dục Bệnh Nhân. Thắc Mắc? Húớng Dẫn cho Bệnh Nhân

Điều trị DAAs và nguy cơ phát triển HCC trên BN nhiễm HCV

OEM-ODM Dietary Supplement

BẢN XIN GÓP Ý ĐƠN VỊ CHÍNH TÁ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG VIỆT: CHỮ QUỐC NGỮ, HỆ LATINH, CHỮ NÔM, HỆ BIỂU Ý, VÀ UNICODE/ISO IEC 10646

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BÀNG QUANG KHÔNG XÂM LẤN CƠ VỚI LASER THULIUM

RESEARCH ON EXTRACTION TECHNOLOGY TO IMPROVE YIELD AND QUALITY OF OIL FROM GAC ARIL (MOMORDICA COCHINCHINENSIS SPRENG L.)

Phòng bệnh vẫn hơn. Maryland Asian American Cancer Program. Cứ 10. Á lại có 1 người bị viêm gan B

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE:

THAM LUẬN CHỌN LỰA ĐẠI PHÂN TỬ XỬ TRÍ SỐC SOÁT XUAÁT HUYEÁT DENGUE. BSCKII. NGUYỄN MINH TiẾN BV NHI ÑOÀNG I

SỬ DỤNG HỢP LÝ COLISTIN TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO VI KHUẨN GRAM ÂM ĐA KHÁNG TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG: CẬP NHẬT THÔNG TIN NĂM 2016

Hiểu đúng AR, RR, và NNT

LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ. Trần Nhân 1,*

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIỂU HIỆN TIM VỚI MỤC TIÊU THEO KHUYẾN CÁO ESC-EASD Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN NATIONAL HIV/AIDS RESEARCH AGENDA

ageloc Youth - Sức mạnh thách thức sự lão hóa.

Thuốc kháng viêm, Viêm là gì? Viêm là một chuỗi các hiện tượng do nhiều tác nhân như nhiễm trùng, các phản

Thuốc kháng ung thư bằng con đường ức chế enzym Tyrosine Kinase

Transcription:

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ENZYME PROTAMEX ĐỂ THỦY PHÂN CÁ TRÍCH (SARDINELLA GIBBOSA) THU DỊCH ĐẠM ENZYMATIC HYDROLYSIS OF HERRING FISH (SARDINELLA GIBBOSA) USING PROTAMEX ENZYME TO PREPARE SOLUBLE PROTEIN SOLUTION TÓM TẮT Trần Thị Bích Thủy 1, Đỗ Thị Thanh Thủy 2 Ngày nhận bài: 09/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 19/01/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016 Dịch đạm thủ y phân đã được nghiên cứu từ protein cá trích bằng enzyme Protamex ở ph tự nhiên với tỷ lệ nước/nguyên liệu là 1/1. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện thủy phân thích hợp là: nhiệt độ 50 o C, tỷ lệ enzyme - cơ chất 0,5% (w/v), thời gian 6 giờ. Độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ, hàm lượng nitơ ammonia và hàm lượng nitơ acid amine trong dịch thủy phân thu được lần lượt đạt là 70,73%, 63,04%, 1,57 g/l và 12,88 g/l. Từ khóa: Cá trích, Protamex, dịch đạm thủy phân ABSTRACT The hydrolysis of herring to prepare protein hydrolysate solution was studied. The hydrolysis process was carried out using Protamex enzyme at natural ph with a rate of water/material is 1:1. Research results show that the best hydrolysis temperature is 50 o C, the most suitable rate of enzyme - substrate is 0,5% (w/v) and the most appropriate hydrolysis time is 6 hours.. The hydrolysis degree, nitrogen recovery, the content of ammonia nitrogen and the content of amino acid nitrogen obtained in the hydrolysis protein solution are 70,73%, 63,04% 1,57 g/l, and 12,88 respectively. Keywords: Enzymatic hydrolysis, protein hydrolysis, herring fish, Protamex I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khả năng khai thác hải sản ở biển Việt Nam khoảng 2.147.444 tấn, trong đó cá nổi nhỏ chiếm 51,13 % tổng trữ lượng có thể khai thác. Trong các loài cá nổi nhỏ thì tỷ lệ cá trích chiếm 16,46% tổng trữ lượng cá nổi nhỏ (Nguyễn Viết Nghĩa, 2005). Sản lượng cá trích chiếm một số lượng lớn nhưng khả năng chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến từ cá trích chưa tương xứng với tiềm năng. Với thành phần dinh dưỡng và sản lượng cao, các sản phẩm chế biến từ cá trích là cá tươi đông lạnh, cá khô, đóng hộp và làm nước mắm, đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao. Vấn đề nghiên cứu tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng từ nguồn cá trích tuy nhiều nhưng chưa được chế biến hợp lý là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, mang lại thu nhập nhiều hơn cho người dân. Sử dụng enzyme thương mại để thủy phân cá trích nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng hóa các sản phẩm từ loài cá này được coi là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Các enzyme được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về thủy phân bằng enzyme thường là Alcalase, Neutrase, Protamex và Kojizyme (Nguyen và cộng sự, 2011). Protamex được biết đến là loại enzyme cho 1, 2 : Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 93

sản phẩm thủy phân ít đắng nhất và do đó đã được lựa chọn cho nghiên cứu này. Trong các thông số sinh hóa của quá trình thủy phân thì mức độ thủy phân (DH) là một trong những thông số quan trọng nhất vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến chiều dài peptide, giá trị dinh dưỡng, và các tính chất cảm quan của sản phẩm thủy phân. Hơn nữa, DH tỷ lệ thuận với độ tan của thủy phân và do đó tác động đến khả năng tiêu hoá của các protein (Nguyen và cộng sự, 2011). Ngoài ra, thông số về hiệu suất thu hồi protein, hàm lượng NH 3 cũng khá quan trọng vì chúng cung cấp thông tin hữu ích về sản phẩm thủy phân. Nghiên cứu tìm ra chế độ thủy phân thích hợp để thu dịch đạm hòa tan giàu acid amine từ protein cá trích là cơ sở quan trọng để tiếp tục phát triển sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm giá trị gia tăng như: các loại nước chấm cao cấp, bổ sung dinh dưỡng cho nhiều loại thực phẩm, ứng dụng trong nông học, y dược... II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu 1.1. Cá trích Đối tượng cá trích được thu mua tại cảng cá Hòn Rớ - Thành phố Nha Trang. Cá còn tươi nguyên, sáng bóng, mùi tanh đặc trưng, không bị dập nát tổn thương, kích cỡ 19 20 con/kg, cá được rửa, loại bỏ tạp chất, bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng thùng xốp cách nhiệt ở 0 4 o C. Tại phòng thí nghiệm, để đảm bảo tính đồng nhất, cá được rửa, để ráo, xay nhỏ (bởi máy nghiền thịt TA57/ DSN 947000 với mức đường kính lỗ sàng là 4,5mm), trộn đều, phân chia, bao gói bằng bằng bao PA hút chân không, lạnh đông và bảo quản ở nhiệt độ -20 ± 2 o C. 1.2. Enzyme Protamex Protamex được mua tại công ty Novozyme (Đan Mạch), Thành phố Hồ Chí Minh. Protamex thuộc nhóm endopeptidase, có nguồn gốc từ vi khuẩn Bacillus, được tổ chức FAO/WHO cho phép sử dụng. Protamex có hoạt độ ghi trên nhãn là 1,5 AU (Anson Units)/g, hoạt động thích hợp trong khoảng ph = 5,5 7,5 và t o = 45 65 C. Protamex có thể bị mất hoạt tính trong 30 phút tại 55 o C (122 o F) khi ph bằng 4 và trong 10 phút tại 85 o C (185 o F) khi ph bằng 8. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất của Protamex là 0 5 o C. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Sơ đồ quy trình và bố trí thí nghiệm Hình 1. Sơ đồ quy trình và bố trí thí nghiệm 94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

- Nguyên liệu cá trích: là mẫu được thu và xử lý như mục 1.1, rã đông ở độ 0 4 o C, 15 giờ. - Các thông số thích hợp được xác định bằng thực nghiệm cổ điển: xác định thông số thứ nhất bằng thí nghiệm cố định các thông số khác (dựa trên sự kế thừa), cho thông số cần tìm biến đổi để tìm giá trị thích hợp. Sau khi tìm được thông số thứ nhất thì cố định thông số này và làm tương tự để tìm thông số thứ hai. Tiếp tục như vậy đến khi tìm được tất cả thông số cần tìm. Trong quá trình làm thí nghiệm, hoạt độ enzyme đượ c kiểm tra thường xuyên, kế t quả cho thấ y hoạt độ enzyme hầu như không thay đổi theo thời gian bảo quản (thời gian tiến hành nghiên cứu tương đối ngắ n), nên thông số tỷ lệ emzyme/cơ chất đượ c tính theo %.- Xác định nhiệt độ độ thủy phân thích hợp: bố trí t tp = 40 60 o C, bước nhảy δ = 5 o C; tỷ lệ enzyme - cơ chất (E/S) = 0,2%, thời gian 4 giờ, W/NL = 1/1, ph tự nhiên của cá. - Xác định tỷ lệ enzyme cơ chất: bố trí E/S = 0,1 0,7%, bước nhảy δ = 0,1%, nhiệt độ tìm được ở thí nghiệm trước, thời gian 4 giờ, W/NL = 1/1, ph tự nhiên của cá. Xác định thời gian thủy phân thích hợp: bố trí T = 3 7 giờ, bước nhảy δ = 1 giờ; nhiệt độ, E/S tìm được ở 2 thí nghiệm trước, W/NL = 1/1, ph tự nhiên của cá. - Bất hoạt enzyme ở 95 o C trong vòng 15 phút. - Các chỉ tiêu đánh giá: độ thủy phân (DH), hiệu suất thu hồi nitơ (HSTH), đạm ammoniac (NH 3 ) - Thông số được chọn là thích hợp trong thí nghiệm phải thỏa mãn tốt nhất 3 điều kiện đồng thời: DH cao nhất, HSTH cao nhất, NH 3 ở mức hợp lý. 2.2. Phương pháp phân tích Độ ẩm: theo TCVN 3700-90; Tro: phương pháp nung ở 600 o C; Hàm lượng lipid: theo TCVN 3703:2009; Hàm lượng nitơ tổng số: theo TCVN 3705-90; Hàm lượng NH 3 : theo TCVN 9215:2012; Hàm lượng nitơ acid amine: theo phương pháp formon; Thành phần axít amin được phân tích theo Kechaou và cộng sự (2009).; Độ thủy phân DH được xác định bằng phương pháp DNFB theo Nguyen và cộng sự (2011); HSTH = Lượng nitơ tổng số trong sản phẩm thủy phân (g) 100/Lượng nitơ tổng số trong nguyên liệu đem thủy phân (g). 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Mỗi thí nghiệm được thực hiện song song ba lần, mỗi lần ba mẫu. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0, tính toán trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007 (giá trị của p < 0,05 được xem là có ý nghĩa về mặt thống kê). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả xác định thành phần hóa học cơ bản của cá trích Bảng 1. Thành phần hóa học cơ bản của cá trích Thành phần Tỷ lệ (%) so với khối lượng ướt Nước 73,87 ± 0,01 Protein 19,25 ± 0,04 Lipid 2,53 ± 0,03 Tro 0,96 ± 0,01 Bảng 1 cho thấy cá trích có hàm lượng protein tổng số cao (19,25%), giá trị nà y tương đương vớ i hà m lượ ng protein trong cá trí ch ở mộ t số nghiên cứ u khá c (Bruce, 1924; Shigeo, 1958) cao hơn so với mực (17 21%), cao hơn hẳn so với một số loài thủy sản khác như sò (8 9%), moi (13 16%) và ốc (11 12%); hàm lượng lipid thấp (2,53%), xếp vào loại cá gầy rất thích hợp cho việc sản xuất dịch đạm thủy phân. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 95

2. Kết quả xác định các thông số thích hợp cho quá trình thủy phân protein của cá trích bằng enzyme Protamex 2.1. Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu quả thủy phân bằng enzyme Protamex Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân đến DH Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân đến HSTH Hình 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng NH3 Kết quả thể hiện trên hình 2, 3, 4 cho thấy nhiệt độ thủy phân có ảnh hưởng lớn đến DH (độ thủ y phân). Khi tăng nhiệt độ thủy phân từ 40 o C đến 50 o C thì mức DH tăng đáng kể từ 46,5% đến 57,7%. Giá trị DH này giảm đáng kể khi nhiệt độ tăng lên 55 o C và 60 o C. Xu hướng này cũng xảy ra tương tự với HSTH được thể hiện trên hình 3. Theo đó, khi tăng nhiệt độ từ 40 o C đến 50 o C thì HSTH tăng đáng kể từ 40,69% đến 50%. Sau đó, giá trị này giảm nhẹ khi tăng nhiệt độ lên 55 o C (46,54%) và giảm đáng kể khi tăng nhiệt độ lên 60 o C (38,53%). Kết quả này cũng tương ứng với kết quả thủy phân từ cá hồi Atlantic (Liaset và cộng sự, 2001). Khác với trường hợp DH và HSTH, kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng nitơ amoniac giảm đáng kể khi tăng nhiệt độ từ 40 o C đến 50 o C (1,53 g/l - 1,19 g/l), tiếp tục giảm khi tăng nhiệt độ lên 55 o C và 60 o C (hình 4). Điều này có thể giải thích khi tăng nhiệt độ thủy phân thì tốc độ phản ứng cũng tăng lên do các phân tử enzyme có động năng lớn hơn, tăng cường khả năng tiếp xúc giữa enzyme Protamex và cơ chất, do đó quá trình thủy phân sẽ được tăng cường và đạt cực đại tại nhiệt độ tối thích của enzyme Protamex là 50 o C. Tuy nhiên khi tăng nhiệt độ thủy phân vượt quá 50 o C, hoạt tính của enzyme Protamex sẽ bị giảm và đồng thời enzyme cũng bị biến tính tại nhiệt độ này. Kết quả giá trị DH và hiệu suất thu hồi nitơ giảm xuống. Khi nhiệt độ tăng từ 40 o C đến 60 o C thì hàm lượng nitơ amoniac giảm. Điều này là do trong khoảng nhiệt độ này, sự tăng nhiệt độ làm ức chế hoạt động của vi sinh vật nên hàm lượng nitơ amoniac giảm. Từ kết quả phân tích trên cho thấy nhiệt độ thủy phân thích hợp cho quá trình thủy phân cá trích là 50 o C. 2.2. Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme - cơ chất (E/S) đến hiệu quả thủy phân bằng enzyme Protamex Hình 5. Ảnh hưởng của tỷ lệ E/S đến DH Hình 6. Ảnh hưởng của tỷ lệ E/S đến HSTH Hình 7. Ảnh hưởng của tỷ lệ E/S đến hàm lượng NH3 96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Hình 5, 6, 7 cho thấy khi tăng tỷ lệ enzyme từ 0,1% - 0,5% thì giá trị DH tăng một cách đáng kể từ 53,3% - 65,6%. Tuy nhiên giá trị DH tăng không đáng kể khi E/S tăng từ 0,5% đến 0,7%. Kết quả này cũng được ghi nhận bởi hiệu suất thu hồi nitơ (hình 5). Khi tăng E/S từ 0,1% đến 0,5% thì HSTH tăng một cách đáng kể từ 45,41% đến 56,57%. Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về sự thu hồi nitơ ở các mẫu tỷ lệ enzyme 0,5%, 0,6% và 0,7%. Bên cạnh DH và HSTH thì hàm lượng nitơ amoniac trong dịch thủy phân cũng là một thông số cần quan tâm. Hình 6 chỉ ra ảnh hưởng của E/S đến hàm lượng nitơ amoniac trong dịch thủy phân. Nhìn chung, khi tăng E/S thì hàm lượng nitơ amoniac có xu hướng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ enzyme từ 0,1% đến 0,5% thì hàm lượng nitơ amoniac tăng không đáng kể. Điều này cũng cho thấy hàm lượng nitơ amoniac ở tất cả các mẫu vẫn ở mức thấp chiếm từ 7,4% đến 9,48%. Các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy có sự hòa tan nitơ dưới tác dụng của enzyme trong quá trình thủy phân và tỷ lệ thu hồi nitơ trong sản phẩm thủy phân, cũng như sự cắt đứt các liên kết peptide tăng theo nồng độ enzyme (Wachirattanapongmetee và cộng sự, 2009; Motamedzadegan và cộng sự, 2010). DH tăng khi tăng E/S có thể được giải thích là do khi tăng tỷ lệ enzyme thì tác dụng cắt mạch sẽ tăng dẫn đến độ DH tăng. Khi mức DH tăng dẫn đến HSTH tăng (Liaset và cộ ng sự, 2002; Haslaniza và cộ ng sự, 2010). Từ kết quả phân tích trên cho thấy ở tỷ lệ enzyme so với cơ chất là 0,5% thì độ thủy phân và hiệu suất thu hồi nitơ cao và hàm lượng nitơ amoniac ở mức cho phép. Vì vậy, chọn tỷ lệ enzyme thích hợp là 0,5%. 2.3. Kết quả ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả thủy phân bằng enzyme Protamex Hình 8. Ảnh hưởng của thời gian đến DH Hình 9. Ảnh hưởng của thời gian đến HSTH Hình 10. Ảnh hưởng của thời gian hàm lượng NH3 Hình 8, 9, 10 cho thấy khi tăng thời gian thủy phân từ 3 giờ lên 6 giờ thì giá trị DH tăng đáng kể theo thời gian thủy phân. Cụ thể, trong 6 giờ đầu độ thủy phân tăng từ 62,67 % (3 giờ) lên đến 70,87% (6 giờ). Sau đó, DH tăng chậm mặc dù thời gian thủy phân kéo dài thêm 1 giờ nữa. Không có sự khác nhau có ý nghĩa về độ thủy phân giữa các mẫu với thời gian 6 giờ và 7 giờ. Các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng DH tăng theo thời gian thủy phân (Souissi và cộng sự, 2007; Chun và cộng sự, 2006; Amiza và cộng sự, 2012; Wachirattanapongmetee và cộng sự, 2009; Ovissipour và cộng sự, 2010; Shamloo và cộng sự, 2012). Điều này được giải thích như sau: Thời gian thủy phân phải đảm bảo để enzyme có thể phân cắt các liên kết trong cơ chất, tạo được sản phẩm cuối cùng mong muốn theo mục tiêu của đề tài. Thời gian tác động kéo dài thì enzyme có điều kiện thủy phân protein cá trí ch triệt để. Nhưng nếu kéo dài thời gian thủy phân quá mức sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây thối hoạt động làm sản sinh ra nhiều sản phẩm cấp thấp như: NH 3, H 2 S, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 97

indol, scaptol ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đối với ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến HSTH thể hiện ở hình 8, kết quả nghiên cứu cho thấy, khi thời gian thủy phân tăng từ 3 giờ đến 6 giờ thì HSTH tăng đáng kể từ 48,35% lên đến 60,66%. Điều này phù hợp với các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy sự hòa tan nitơ (hay protein) dưới tác dụng của enzyme trong quá trình thủy phân tăng theo thời gian thủy phân (Motamedzadegan và cộ ng sự, 2010; Haslaniza và cộ ng sự, 2010). Khi tiếp tục tăng thời gian hơn 6 giờ thì không làm tăng HSTH. Hàm lượng nitơ amoniac tăng theo thời gian thủy phân. Cụ thể từ 3 giờ đến 7 giờ thủy phân thì hàm lượng nitơ amoniac tăng nhẹ không đáng kể (hình 9). Thời gian thủy phân tăng dẫn đến các liên kết peptide bị cắt mạch càng nhiều, tạo ra nhiều peptide và acid amine. Vì vậy, khi tăng thời gian thủy phân thì DH và HSTH tăng. Sau đó, càng tăng thời gian thủy phân thì DH tăng chậm. Hàm lượng nitơ amoniac có xu hướng tăng theo thời gian thủy phân là do thời gian thủy phân càng dài thì vi sinh vật gây thối rữa càng có điều kiện để hoạt động hơn nên hàm lượng nitơ amoniac tạo ra càng nhiều. N NH3 là 9,36% đến 10,21% thấp hơn nhiều so với TCVN 5107: 2003 của sản phẩm nước mắm đặc biệt (N NH3 < 20%). Từ kết quả phân tích trên cho thấy thời gian thủy phân thích hợp cho quá trình thủy phân cá trích bằng enzyme Protamex là 6 giờ. 3. Xác định hiệu quả của chế độ thủy phân tìm được Áp dụng thử nghiệm chế độ thủy phân thích hợp, kết quả được thể hiện ở bảng 2 và 3. Bảng 2. Đánh giá chất lượng dịch đạm thủy phân protein cá trích STT Chỉ tiêu Kết quả 1 Cảm quan 2 Hóa học Màu sắc Mùi Vị Trạng thái N aa N TS N NH3 Có màu vàng nhạt Mùi đặc trưng của dịch đạm thủy phân, dễ chịu Hơi có vị đắng Dịch lỏng trong 12,88 g/l 15,41 g/l 1,57 g/l N aa 83,58% Bảng 2 cho thấy, dịch đạm thủy phân thu được có màu vàng nhạt, trong, có mùi đặc trưng của dịch đạm thủy phân từ cá. Hàm lượng nitơ tổng số và nitơ acid amine của dịch thủy phân là cao, tỷ lệ nitơ acid amine trên nitơ tổng số chiếm tới 83,58%. N NH3 =10,19% thấp hơn nhiều so với TCVN nước mắm cao đạm (N NH3 20%). Sản phẩm dịch đạm thủy phân là bán thành phẩm, để sản xuất ra thành phẩm hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng N NH3 ở mức cho phép nên dịch đạm được ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm. 98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Bảng 3. Thành phần acid amine của dịch đạm thủy phân protein cá trích Tên acid amine Hàm lượng (g/l) Tên acid amine Hàm lượng (g/l) Alanine 0,79 Aspartic acid 0,39 Glycine 0,67 Methionine* 0,57 Valine* 0,98 4-Hydroxyproline 0 Leucine* 2,01 Glutamic acid 0,78 Isolecine* 0,88 Phenylalanine* 0,98 Threonine* 0,68 Lysine* 1,34 Serine 0,69 Histidine* 0,88 Proline 0,35 Hydroxylysine 0 Tyrosine 0,67 Tryptophan 0,22 TAA 12,88 TEAA 8,32 TEAA/TAA 64,6% (*): Acid amine không thay thế, TAA (Total amino acids): Tổng acid amine, TEAA (Total essential amino acids): Tổng acid amine không thay thế. Kết quả phân tích thành phần acid amine bảng 3 cho thấy, dịch đạm thủy phân protein cá trích có giá trị dinh dưỡng cao, giàu acid amine không thay thế (64,6%). Các acid amine chiếm hàm lượng cao trong dịch đạm thủy phân protein cá trích là: Leucine (2,01 g/l), Lysine (1,34 g/l), kết quả này trùng với nghiên cứu thủy phân cá nục sồ bởi Protamex của Chun và cộng sự (2006). Một số nghiên cứu khác về thủy phân đầu cá ngừ (Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2012) và thủy phân đầu cá hồi (Sathivel và cộng sự, 2005) cũng cho thấy dịch đạm thủy phân thu được từ nghiên cứu của các tác giả này có hàm lượng acid amine không thay thế cao. IV. KẾT LUẬN Chế độ thủy phân thích hợp để thu dịch đạm giàu acid amine từ protein của cá trích bằng enzyme Protamex là: nhiệt độ 50 o C, tỷ lệ enzyme - cơ chất 0,5% và thời gian 6 giờ. Sau 6 giờ thủy phân, độ thủy phân đạt 70,87%, hiệu suất thu hồi đạt 60,66%. Sản phẩm thủy phân có giá trị dinh dưỡng cao, giàu acid amine không thay thế (chiếm 64,6% tổng lượng acid amine). Sản phẩm thu được có thể được sử dụng để sản xuất nước chấm, bột dinh dưỡng hoặc bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2012. Sản xuất sản phẩm thủy phân protein từ đầu cá ngừ vây vàng bằng protease thương mại. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 2/2012, tr. 25-30. 2. Nguyễn Viêt Nghĩa, 2005. Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ (chủ yếu là cá nục, cá trích, cá bạc má,...) ở biển Việt Nam. Báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu Hải sản. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 99

Tiếng Anh 3. Amiza, M.A., Kong, Y.L., Faazaz, A.L., 2012. Effects of degree of hydrolysis on physicochemical properties of Cobia (Rachycentron canadum) frame hydrolysate. International Food Research Journal, 19(1): 199-206. 4. Bruce, J. R., 1924. Changes in the Chemical Composition of the Tissues of the Herring in Relation to Age and Maturity. Biochem J. 1924; 18(3-4): 469 485. 5. Chun, C., Mouming, Z., Xiaofang, Z., Jiaoyan, R., 2006. Protein degradation of extensive enzymatic hydrolysis of decapterus maruadsi. Transactions of the CSAE, Vol.22 No.1. 6. Haslaniza, H., *Maskat, M. Y., Wan Aida, W. M. and Mamot, S., 2010. The effects of enzyme concentration, temperature and incubation time on nitrogen content and degree of hydrolysis of protein precipitate from cockle (Anadara granosa) meat wash water. International Food Research Journal 17: 147-152 7. Kechaou, E.S., Dumay, J., Donnay-Moreno, C., Jaouen, P., Gouggou, J.P., Bergé, J.P., Amar, R.B., 2009. Enzymatic hydrolysis of cuttlefish (Sepia offi cialis) and sardine (Sardina pichardus) viscera using commercial proteases: Effects on lipid distribution and amino acid composition. Journal of Bioscience and Bioengineering.107(2): 158-164. 8. Liaset, B., Nortvedt, R., Lied, E., Espe, M., 2002. Studies on the nitrogen recovery in enzymatic hydrolysis of Atlantic salmon (Salmo salar, L.) frames by Protamex TM protease. Process Biochemistry, 37: 1263-1269. 9. Motamedzadegan, A., Davarniam, B., Asadi, G., Abedian, A., 2010. Optimization of enzymatic hydrolysis of yellowfin tuna Thunnus albacares viscera using Neutrase. Int Aquat Res, 2: 173-181. 10. Nguyen, H.T.M., Sylla, K.S.B., Randriamahatody, Z., Donnay-Moreno, C., Moreau, J., Tran, L.T., Bergé, J.P. 2011. Enzymatic hydrolysis of yellowfin tuna (Thunnus albacares) by-products using Protamex protease. Food Technology and Biotechnology. 49 (1): 48-55. 11. Ovissipour, M., Benjakul, S., Safari, R., Motamedzadegan, A., 2010. Fish protein hydrolysates production from yellowfin tuna Thunnus albacares head using Alcalase and Protamex. Int Aquat Res, 2: 87-95. 12. Shamloo, M., Bakar, J., Mat Hashim, D. and Khatib, A., 2012. Biochemical properties of red tilapia (Oreochromis niloticus) protein Hydrolysates. International Food Research Journal, 19(1): 183-188. 13. Santhivel, S., Smiley, S., Prinyawiwatkul, W., Bechtel, P.J., 2005. Functional and Nutritional Properties of Red Salmon (Oncorhynchus nerka) Enzymatic Hydrolysates. Journal of Food Science, 70(6): 401-406. 14. Shigeo, S., 1958. Chemical studies on herring meat. Hokkaido University Collection of Scholarly and Academic Papers, 8(4)_P319-345 15. Souissi, N., Bougatef, A., Triki-Ellouz, Y., Nasri, M., 2007. Biochemical and Functional Properties of Sardinella (Sardinella aurita) By-Product Hydrolysates. Food Technol. Biotechnol. 45 (2) 187 194. 16. Wachirattanapongmetee, K., Wachirattanapongmetee, K., Thawornchinsombut, S., Pitirit, T., Yongsawatdigul, J., Park, J.W., 2009. Functional Properties of Protein Hydrolysates Prepared from Alkali-Aided Protein Extraction of Hybrid Catfish Frame. Trends Research in Science and Technology, (1), 71-81. 100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG